Xem toàn bộ ảnh
Sư đoàn Lính dù số 1 là lực lượng dù đầu tiên của phát xít Đức được thành lập vào năm 1938. Các lực lượng lính dù Đức chiến đấu tới hết chiến tranh và bị xoá sổ sau khi đầu hàng ở Italia vào ngày 2/5/1945 - một tuần trước khi Berlin sụp đổ. Nguồn ảnh: Photoarchive. |
Sư đoàn lính dù số 2 và số 3 được thành lập vào năm 1943 tại Ukraine. Đây đều là những đơn vị tuyển chọn lính tinh nhuệ từ lực lượng bộ binh của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Photoarchive. |
Chiến dịch dù lớn nhất mà Đức từng tổ chức là cuộc nhảy dù xuống Hà Lan trong Trận chiến nước Pháp. Trong trận chiến này, Sư đoàn 1 lính dù Đức đã chiếm được Hà Lan nhanh gọn với thiệt hại rất ít. Nguồn ảnh: Photoarchive. |
Khác với lực lượng bộ binh, mũ sắt của lính dù Đức lại có hình dáng rất giống với mũ sắt của lính Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Điều này dẫn tới việc nhiều trường hợp "quân ta bắn quân mình" đã được ghi nhận. Nguồn ảnh: Photoarchive. |
Trang bị của lính dù Đức ngoài chiếc mũ có phần khác biệt cũng có đôi ủng khác hoàn toàn với lục quân Đức. Các loại trang bị của lính dù Đức được thiết kế để phù hợp với lối tác chiến cơ động nhanh và vận chuyển bằng máy bay. Nguồn ảnh: Photoarchive. |
Lính dù Đức (phải) bên cạnh lính Lục quân Đức (bên trái). Có thể thấy, trang bị của hai binh chủng này giúp họ khá dễ nhận ra sự khác biệt của các đơn vị khác nhau trên chiến trường. Nguồn ảnh: Photoarchive. |
Ngoài ra, lực lượng dù của Đức cũng có trang bị các loại hoả lực mạnh như pháo chống tăng cỡ lớn. Các loại khí tài, phương tiện này sẽ được Đức thả xuống bằng tàu lượn hoặc tiếp tế sau khi lính dù chiếm được một khu vực đủ rộng làm sân bay dã chiến. Nguồn ảnh: Photoarchive. |
Lính dù thuộc Sư đoàn 1 của Đức quốc xã chiến đấu ở mặt trận Italia. Nguồn ảnh: Photoarchive. |
Lính dù Đức tái trang bị và nhận các khí tài hạng nặng tại Italia. Nguồn ảnh: Photoarchive. |
Trang bị của lính dù Đức bao gồm các loại súng trường Kar98 cùng tiểu liên MP-40. Một loại súng trường tự động cũng từng được Đức phát triển cho lực lượng lính dù nhưng không được trang bị đại trà. Nguồn ảnh: Photoarchive. |
Súng máy MG-42 vẫn là hoả lực nguy hiểm nhất của lực lượng lính dù Đức. Thực tế thì học thuyết quân sự của Đức nhấn mạnh vào sức mạnh của súng máy và cho rằng đây là loại vũ khí tiêu diệt sinh lực địch chủ yếu. Nguồn ảnh: Photoarchive. |
Lính dù Đức chiến đấu tại mặt trận Bắc Italia. Nguồn ảnh: Photoarchive. |
Mời độc giả xem Video: Lính dù Đức đối đầu với xe tăng T-34 của Liên Xô.