Lỗ 11.000 tỷ sau kiểm toán, Vietnam Airlines có nguy cơ rời sàn HoSE

Vietnam Airlines đã công bố báo cáo kiểm toán 2022 với số lỗ lên đến 11.000 tỷ đồng, chính thức 3 năm liên tiếp thua lỗ và có nguy cơ rời HoSE.

Lỗ 11.000 tỷ sau kiểm toán, Vietnam Airlines có nguy cơ rời sàn HoSE
Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines, HVN) đã công bố báo cáo kiểm toán năm 2022 sau thời gian dài trì hoãn.
Theo đó, doanh thu hợp nhất cả năm 2022 đạt 71.701 tỷ đồng, cao hơn 20% so với kế hoạch mà đại hội cổ đông đề ra và gấp 2,5 lần kết quả năm 2021 nhờ lượng khách nội địa tiếp tục hồi phục.
Tuy nhiên, hãng hàng không này lỗ ròng hơn 11.200 tỷ đồng, giảm lỗ 2.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Con số này cao hơn 8,23% so với số lỗ tại báo cáo tự lập.
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của Vietnam Airlines đạt 60.363 tỷ đồng, tăng 6.500 tỷ đồng tỷ đồng so với số đầu năm.
Lo 11.000 ty sau kiem toan, Vietnam Airlines co nguy co roi san HoSE
 HVN có nguy cơ bị hủy niêm yết vì thua lỗ liên tiếp trong 3 năm.
Hãng hàng không quốc gia lý giải việc ghi nhận lỗ tăng sau kiểm toán là do các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ và trước ngày phát hành BCTC liên quan đến (i) đàm phán duy trì và tái cơ cấu đội tàu bay; (ii) các chi phí ước tính liên quan đến trả tàu bay; (iii) các kết quả đàm phán miễn, giảm liên quan đến các khoản thanh toán phải trả các đối tác thường xuyên.
Nguyên nhân chính dẫn tới khoản lỗ năm 2022 là do tổng chi phí của hãng tăng 84,8% so với cùng kỳ. Trong đó chủ yếu là chi phí nhiên liệu tăng mạnh vì cuộc chiến Nga-Ukraine.
Như vậy, công ty đã chính thức lỗ 3 năm liên tiếp 2020 - 2022, lỗ sau thuế chưa phân phối tính đến cuối 2022 vượt 35.000 tỷ đồng, và có khả năng bị hủy niêm yết cổ phiếu theo quy định.
Mặt khác, phía kiểm toán Deloitte đã đưa ra vấn đề cần nhấn mạnh. Trong đó, kiểm toán cho biết tại cuối năm 2022, nợ ngắn hạn của công ty vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền 39.470 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 11.056 tỷ đồng và khoản phải trả ngắn hạn là 15.396 tỷ đồng.
Vietnam Airlines lỗ sau thuế 11.223 tỷ đồng (như đã nêu trên). Kiểm toán nhận thấy khả năng hoạt động liên tục của công ty sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho nhà cung cấp và cho thuế.
Do đó, kiểm toán nhận thấy có sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Sau nhiều lần trì hoãn, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đến nay vẫn chưa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 với lý do "cần có thêm thời gian chuẩn bị".
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023, lũy kế 9 tháng năm nay, Vietnam Airlines ghi nhận 67.628 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ là 3.743 tỷ đồng.

Vietnam Airlines muốn tăng thêm vốn, hủy hợp đồng mua máy bay

Phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ là một trong những giải pháp Vietnam Airlines đưa ra trong đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025 do ảnh hưởng Covid-19.

Vietnam Airlines muốn tăng thêm vốn, hủy hợp đồng mua máy bay

Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HVN) đưa ra lấy ý kiến cổ đông tại phiên họp bất thường diễn ra sáng 14/12.

Nội dung chính của phiên họp bất thường này là để bàn về các vấn đề định hướng tái cơ cấu tổng thể doanh nghiệp trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2025, thông qua việc thay đổi ngành nghề kinh doanh và kiện toàn HĐQT, Ban kiểm soát của hãng.

Sếp Nasco làm Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines

Vietnam Airlines bổ nhiệm thêm ông Lê Đức Cảnh và Nguyễn Thế Bảo giữ chức Phó tổng giám đốc từ ngày 1/5.

Sếp Nasco làm Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines
Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã cổ phiếu: HVN) vừa ký quyết định bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc đối với ông Lê Đức Cảnh, Trưởng ban Đầu tư - Mua sắm Vietnam Airlines và ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc Chi nhánh Vietnam Airlines khu vực miền Nam. Nhiệm kỳ của 2 phó tổng giám đốc là 4 năm, kể từ 1/5.

Lương Chủ tịch Vietnam Airlines bao nhiêu khi hãng lỗ lũy kế 1 tỷ USD?

Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa nhận tổng tiền lương, thù lao gần 1,1 tỷ đồng trong năm 2021 trong bối cảnh Vietnam Airlines lỗ lũy kế khoảng 1 tỷ USD.

Lương Chủ tịch Vietnam Airlines bao nhiêu khi hãng lỗ lũy kế 1 tỷ USD?
Sau nhiều ngày chậm nộp, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với kết quả lỗ 2.685 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 9 liên tiếp hãng hàng không quốc gia ghi nhận lợi nhuận sau thuế còn không đạt mức 0 đồng.

Đáng chú ý, tính đến hết ngày 31/3, Vietnam Airlines lỗ lũy kế 24.575 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD). Với việc doanh nghiệp đã âm vốn chủ sở hữu, "ông lớn" hàng không Việt đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) theo quy định.

Không ít người thắc mắc với kết quả kinh doanh đáng thất vọng như trên, lương lãnh đạo Vietnam Airlines là bao nhiêu. Trên báo cáo tài chính tự lập của doanh nghiệp không có thông tin về quỹ tiền lương và thù lao cho Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát.

Tuy nhiên, hồi cuối tháng 3, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã có văn bản gửi nhóm người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines về tiền lương năm 2021 và kế hoạch tiền lương, thù lao năm 2022.

Luong Chu tich Vietnam Airlines bao nhieu khi hang lo luy ke 1 ty USD?
(Biểu đồ: Văn Hưng). 

Tin mới