Lộ diện quái thú chưa từng thấy sau 138 triệu năm ẩn mình

Một sinh vật chưa từng được khoa học ghi nhận đã được tìm thấy tại "lãnh địa quái thú" Patagonia của Argentina.

Trong hình ảnh được các nhà khoa học tái hiện, loài quái thú vừa được đặt tên là Emiliasaura alessandrii hiện lên với thân hình nhiều màu sắc, vẻ ngoài giống bò sát nhưng có cặp chân và dáng đi khá giống đà điểu.
Lo dien quai thu chua tung thay sau 138 trieu nam an minhQuái thú Emiliasaura alessandrii ở Argentina - Ảnh đồ họa: Jorge Gonzalez

Theo Sci-News, loài quái thú mới đã được xác định từ các phần xương lộ ra tại 2 địa điểm khác nhau thuộc khu vực Patagonia của Argentina, nơi nổi tiếng với hóa thạch của vô số sinh vật thời khủng long.

Cụm mẫu vật đầu tiên bao gồm xương quạ, xương chi trước và chi sau bên phải hoàn chỉnh, trong khi cụm mẫu vật thứ hai bảo tồn các thành phần đốt sống, cung xương, xương chậu không hoàn chỉnh và chi sau gần như hoàn chỉnh.

Một nhóm nghiên cứu lớn từ Argentina, Canada và một số nước châu Âu đã thu thập và phân tích mẫu vật, xác định đây là một loài khủng long chưa từng được ghi nhận trước đây.

Emiliasaura alessandrii là một thành viên của phân nhóm Iguanodontia, một thành viên của nhóm khủng long chân chim Ornithopoda.

Nó sống vào khoảng 138 triệu năm về trước, tức đầu kỷ Phấn Trắng, được biết đến như thời đại hoàng kim của gia tộc khủng long.

“Sự đa dạng của khủng long quanh ranh giới kỷ Jura - Phấn Trắng là một chương độc đáo được đánh dấu bằng sự hình thành của một số dòng dõi chính” - TS Rodolfo Coria từ Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết.

Tuy nhiên, hồ sơ về khủng long trong thời kỳ đầu của kỷ Phấn Trắng còn rất hạn chế, đặc biệt là ở Nam Mỹ.

Vì vậy, Emiliasaura alessandrii đã xuất hiện như một kho tàng hiếm có đối với các nhà cổ sinh vật học, giúp họ rất nhiều trong việc hoàn thiện bức tranh về thế giới quái thú thời kỳ này.

Nghiên cứu về sinh vật độc đáo này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Cretaceous Research.

“Báu vật” rơi thủng mái nhà, thanh niên đổi đời sau một đêm

Khi nghe thấy tiếng động lớn, một người dân ở Indonesia đã phát hiện một hòn đá có hình thù kỳ lạ và không biết đó là báu vật khiến gia đình đổi đời chỉ sau một đêm.

Joshua Hutagalung, một thợ làm quan tài ở Indonesia, đã có một trải nghiệm đầy bất ngờ khi phát hiện một hòn đá lạ xuyên thủng mái nhà của mình. Khi nghe thấy tiếng động lớn, anh và hai con trai đã tìm ra hòn đá này, nặng 2,2 kg và có hình thù kỳ lạ. Ban đầu, họ nghĩ rằng đó là một hành động phá hoại, nhưng sau đó cảnh sát xác nhận đó là "báu vật", một mảnh thiên thạch ước tính khoảng 4,5 tỷ năm tuổi.
Joshua Hutagalung, một thợ làm quan tài ở Indonesia, đã có một trải nghiệm đầy bất ngờ khi phát hiện một hòn đá lạ xuyên thủng mái nhà của mình. Khi nghe thấy tiếng động lớn, anh và hai con trai đã tìm ra hòn đá này, nặng 2,2 kg và có hình thù kỳ lạ. Ban đầu, họ nghĩ rằng đó là một hành động phá hoại, nhưng sau đó cảnh sát xác nhận đó là "báu vật", một mảnh thiên thạch ước tính khoảng 4,5 tỷ năm tuổi. 

Những địa điểm quan sát được nhật thực 'trăm năm có một'

Được trông đợi vì kéo dài bất thường, đi kèm "sao chổi quỷ", nhẫn kim cương kép... nhưng nhật thực lại là sự kiện "kén chọn" người xem.

Khác với nguyệt thực có thể trông thấy rộng rãi ở bán cầu đang là buổi tối, hiện tượng nhật thực chỉ cho phép một lượng nhỏ người xem ở dải trung tâm của nó được chiêm ngưỡng toàn phần, cũng như một số ít người dân quanh đó xem nhật thực bán phần.

Nhung dia diem quan sat duoc nhat thuc 'tram nam co mot'

Tin mới