Lỗ lũy kế đến 1.211 tỷ, vốn âm 300 tỷ, Full Power "cạn kiệt" năng lượng?

(Kiến Thức) - Là một doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Full Power có được những thành quả rất ấn tượng ngày đầu chào sàn. Nhưng nay năng lượng đã cạn, Công ty có lỗ luỹ kế đến ngày 30/9 chạm mốc 1.211 tỷ đồng.
 

CTCP Full Power (FPC) mới báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2019 với khoản thua lỗ 3 tỷ đồng, nâng mức lỗ 9 tháng gần 14 tỷ đồng, lỗ lũy kế lên đến 1.211 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm 300 tỷ đồng.

Riêng trong quý 3, Full Power ghi nhận gần 1,5 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 3 lần so cùng kỳ. Sau khi trừ các chi phí, Công ty lỗ ròng 3 tỷ đồng, tương đương với mức lỗ của cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, chỉ tiêu doanh thu thuần cũng đạt 8 tỷ trong khi đó lỗ ròng lên đến 14 tỷ đồng, ngang bằng với mức lỗ của cùng kỳ. Theo đó, Công ty gia tăng kỷ lục về số lũy kế chạm mức 1.211 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9, tài sản của Full Power giảm đến 48% so với đầu năm khi chỉ còn hơn 18 tỷ đồng, chủ yếu là giảm tài sản ngắn hạn.

Công ty đang có khoản nợ xấu khoảng 267 tỷ đồng và gần như không thu hồi được. Khoản nợ xấu này hầu hết đến từ các khoản phải thu, cho vay quá hạn thanh toán hoặc chưa thanh toán, các khoản thu về lãi trả chậm,…

Đáng chú ý, Full Power có tài sản dở dang dài hạn lên đến 111 tỷ đồng và được Công ty trích lập dự phòng toàn bộ (các công trình đã ngưng thi công do các dự án không tiếp tục thực hiện).

Lo luy ke den 1.211 ty, von am 300 ty, Full Power
 Nguồn: BCTC quý 3/2019 của Full Power.

Nợ phải trả ghi nhận gần 318 tỷ đồng, đa số là nợ ngắn hạn. Trong đó, vay và thuê nợ tài chính ngắn hạn hơn 106 tỷ đồng, vay nợ thuê tài chính dài hạn hơn 14 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tại ngày 30/9 của Công ty âm tới 300 tỷ đồng.

Full Power là một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được thành lập tại Việt Nam vào tháng 2/2000. Full Power cũng là doanh nghiệp FDI thứ ba tại Việt Nam được chấp thuận cho niêm yết trên HoSE vào năm 2006.

Hai năm trước khi lên sàn, doanh thu và lợi nhuận của Công ty khá ổn định. Cụ thể, năm 2004 tổng doanh thu thuần đạt 473 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 3,75 tỷ đồng.

Năm 2005 doanh thu là 362,5 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 24,6 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ các công trình xây dựng chiếm tới hơn 60% tổng doanh thu của Công ty. Tương ứng với tỷ trọng doanh thu thì lợi nhuận từ nhóm công trình xây dựng chiếm tới hơn 60%.

Tuy nhiên, cổ đông Full Power chỉ được hưởng thêm quả ngọt vào năm Công ty lên sàn và năm sau đó (2007 lãi hơn 66 tỷ đồng – mức lãi cao kỷ lục) bởi kể từ năm 2008 trở đi mới thực sự là chuỗi ngày đen tối.

Đỉnh điểm nhất là vào năm 2012, Full Power báo lỗ kỷ lục 384 tỷ đồng. Lỗ lũy kế chính thức lên con số hơn 1.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu lần đầu tiên bị âm 187 tỷ đồng.

Năm 2012 cũng là năm mà Full Power giải thể 10 công ty con và thông qua kế hoạch chuyển nhượng hàng loạt tài sản như đất ở tại quận 9 (TPHCM) và nhà xưởng Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Từ đó đến nay, Full Power vẫn liên tục lỗ, dù không còn nặng như năm 2012 nhưng đều đặn vài chục tỷ đồng mỗi năm.

4 tháng đầu năm, 26.277 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Bốn tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận có 41.295 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (dù giảm so với cùng kỳ năm trước) cũng lên tới con số 26.277 doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, cả nước có 14.510 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 133,5 nghìn tỷ đồng, tăng 79,5% về số doanh nghiệp và tăng 64,5% về số vốn đăng ký so với tháng trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 8,3%; tổng số lao động đăng ký trong tháng của các doanh nghiệp thành lập mới gần 106,7 nghìn người, tăng 54,7%.

Doanh nghiệp kêu mất oan hàng trăm tỷ vì bị... siết nhầm

Quy định nhằm chống chuyển giá trốn thuế nhưng nhiều doanh nghiệp trong nước lại đang thiệt thòi do thuế tăng cao. Có phản ánh doanh nghiệp phải nộp thêm hàng trăm tỷ đồng, doanh nghiệp trung bình phải nộp thêm 100-200 tỷ đồng, còn doanh nghiệp lớn phải nộp thêm đến 500 tỷ đồng…

Phát biểu tại Hội thảo Nghị định số 20/2017/NĐCP: Một số vấn đề bất cập và giải pháp tháo gỡ, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, khoản 3, điều 8 Nghị định 20 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của doanh nghiệp".
Quy định này không phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2014; mâu thuẫn với các quy định trong Luật Thuế hiện hành và có nhiều vấn đề không phù hợp với thực tế, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của doanh nghiệp.

Video: Bắt giám đốc doanh nghiệp lừa đảo 35 tỷ đồng

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa bắt một giám đốc công ty và nhân viên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 35 tỉ đồng của 107 người dân, để điều tra làm rõ vụ việc.

Mời độc giả xem video bắt giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chạy việc:

Clip Bắt giám đốc doanh nghiệp lừa đảo 35 tỷ đồng - Nguồn TTXVN

Tin mới