Lộ mặt quốc gia tiếp tay cho Nga theo dõi NATO trên Biển Baltic
(Kiến Thức) - Mọi đường đi nước bước của các tàu chiến NATO trên Biển Baltic đều được các phi đội máy bay trinh sát không người lái (UAV) Nga ghi lại, còn nguồn gốc của khiến người ta khá bất ngờ.
Trà Khánh
Xem toàn bộ ảnh
Trong hôm 21/3 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga đã lần đầu tiên công bố hình ảnh hoạt động của một đơn trinh sát đường không thuộc Hạm đội Baltic tại vùng lãnh thổ Kaliningrad. Và điều khiến đơn vị này trở nên đặc biệt chính là việc nó có nhiệm vụ giám sát tàu chiến NATO trên Biển Baltic. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo đó thay vì sử dụng các chiến đấu cơ hay máy bay tuần thám tốn kém để giám sát vùng biển hẹp như Baltic thì Hải quân Nga quyết định sử dụng máy bay không người lái trinh sát tầm xa. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Việc triển khai UAV trinh sát cũng đơn giản và thuận tiện hơn so với các máy bay quân sự có người lái vốn đòi hỏi nhiều bước quy trình phức tạp. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Bên cạnh nhiệm vụ tuần thám, đơn vị UAV này còn được Hạm đội Baltic sử dụng như lực lượng trinh sát cho các tàu chiến thuộc hạm đội trong một số nhiệm vụ trên biển. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cận cảnh UAV trinh sát của Hạm đội Baltic, khi biết lai lịch của chiếc UAV này nhiều người chắc hẳn sẽ rất bất ngờ khi chúng không phải do Nga chế tạo mà được một quốc gia khác sản xuất. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cụ thể, mẫu máy bay không người lái trong hình là IAI Searcher Mk 2 một mẫu UAV trinh sát do Israel chế tạo, đây cũng là mẫu UAV bán chạy nhất của Công ty công nghiệp hàng không Israel (IAI). Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo FlightGlobal, Moscow bắt đầu mua lô IAI Searcher Mk 2 đầu tiên từ Israel là vào tháng 4/2009 với giá trị hợp đồng khoảng 54 triệu USD, ngoài IAI Searcher Mk 2 hợp đồng trên còn bao gồm một mẫu UAV khác cũng do IAI chế tạo là BirdEye 400. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Liên tiếp sau đó Bộ Quốc phòng Nga đã chi ra hàng trăm triệu USD để mua về các dòng UAV trinh sát mới nhất từ Israel, quá trình này kéo dài từ 2010-2014 và chỉ kết thúc khi có sự can thiệp từ Washington. Tuy nhiên, hành động này của Mỹ đã khá muốn và người Nga đã có được thứ mình cần. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Nói cách khác, chính Israel đã tiếp tay cho Nga theo dõi và giám sát các tàu chiến của NATO trên Biển Baltic, có thể Mỹ và đồng minh sẽ không vui vì điều này nhưng họ không có cách nào để ngăn cản các hoạt động do thám từ Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Về IAI Searcher, nó được IAI phát triển trong những năm 1980 dành cho Quân đội Israel và hoạt động liên tục trong vài thập kỷ sau đó. Còn biến thể IAI Searcher Mk 2 được IAI giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1998 và nhanh chóng có được chỗ đứng trên thị trường UAV quân sự thế giới. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Mẫu UAV này có thời gian hoạt động liên tục trên không lên đến 18 giờ với tốc độ hành trình trung bình khoảng 200km/h. Trái tim của IAI Searcher Mk 2 là động cơ cánh quạt Limbach L 550 có công suất 47 mã lực. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hình ảnh bên trong phòng điều khiển máy bay trinh sát không người lái của Hạm đội Baltic, dựa trên màn hình hiển thị ta có thể thấy được vị trí và tầm hoạt động của các UAV đang được triển khai. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Bên cạnh số IAI Searcher Mk 2 mua từ Israel, Nga đã nhanh chân nội địa hóa dòng UAV này với một cái tên khác là Forpost với thiết kế và các tính năng kỹ chiến thuật tương tự bản gốc. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hình ảnh IAI Searcher Mk 2 trở về căn cứ không khi kết thúc chuyến bay tuần tra của mình, dòng UAV này khá thích hợp cho các nhiệm vụ bay tuần tra trên biển do có độ ổn định khi hoạt động cao, đi kèm với đó là bộ khung chắc chắn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Mời độc giả xem video: Không quân Singapor vận hành UAV trinh sát Heron-1. (nguồn TODAYonline)