Lộ tính năng “khủng” trên F-16 Đài Loan giúp trị J-10

(Kiến Thức) - Các máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Đài Loan sẽ được lắp radar mạng pha tiên tiến giúp nó "trị" tiêm kích J-10 Trung Quốc.

Lộ tính năng “khủng” trên F-16 Đài Loan giúp trị J-10
Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin hôm 21/8, tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã hoàn thành việc tích hợp hệ thống radar quét mảng pha điện tử (AESA) vào những chiếc máy bay chiến đấu F-16V. Đây được xem như là một phần của chương trình nâng cấp và hiện đại hóa mẫu máy bay chiến đấu F-16 đã lỗi thời của Lockheed Martin.
Lực lượng Không quân Đài Loan sẽ là khách hàng đầu tiên được Lockheed Martin chuyển giao biến thể mới nhất của chiếc F-16 trên, theo một hợp đồng trị giá 1,85 tỷ USD nhằm nâng cấp phi đội 144 chiếc F-16A/B Block 20 của Đài Loan được ký năm 2012.
Những chiếc F-16 của Đài Loan sẽ được nâng cấp hệ thống radar quét mảng pha điện tử SARB tiến tiến nhất của Northrop Grumman.
 Những chiếc F-16 của  Đài Loan sẽ được nâng cấp hệ thống radar quét mảng pha điện tử SARB tiến tiến nhất của Northrop Grumman.
Trong một tuyên bố mới đây, Lockheed Martin cho biết, việc tích hợp thành công hệ thống radar quét mảng pha điện tử Scalable Agile Beam (SABR) của hãng Northrop Grumman là một bước tiến lớn trong chương trình nâng cấp FR-16V của Lockheed Martin. Hệ thống radar SABR có tính năng tương tự như mẫu radar quét mảng pha điện tử AN/APG-80 được trang bị trên biến thể F-16E/F Block 60, và nó đáp ứng hoàn toàn mọi tiêu chuẩn của Không quân Mỹ.
Theo phó chủ tịch phụ trách chương trình máy bay chiến đấu F-16/F-22 của Lockheed Martin - Roderick McLean, thành công của chương trình nâng cấp và hiện đại hóa F-16 thể hiện được năng lực Lockheed Martin trong các hợp đồng và kéo dài thời gian hoạt động đối với các thiết bị quân sự cho Quân đội Mỹ cũng như các khách hàng nước ngoài.
Đài Loan sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên nhận được bản nâng cấp F-16V của Lockheed Martin.
Đài Loan sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên nhận được bản nâng cấp F-16V của Lockheed Martin.
Cùng với việc nâng cấp hệ thống radar SABR, phi đội F-16 của Không quân Đài Loan còn được nâng cấp hệ thống máy tính xử lý trung tâm, một số cấu trúc của thân máy bay, buồng lái và hệ thống tác chiến điện tử.
F-16V còn được Không quân Mỹ định danh bằng cái tên Viper, giới thiệu lần đầu tiên tại triễn lãm hàng không quốc tế Singapore 2012. Nó được xem là phiên bản tiếp theo trong đại gia đình máy bay chiến đấu F-16 được sản xuất từ những năm 1970.
Ana Wugofski - phó chủ tịch phát triển kinh doanh thị trường quốc tế của Lockheed Martin trả lời phỏng vấn với Jane’s cho biết, việc nâng cấp hệ thống radar quét mảng pha điện tử cho các máy bay chiến đấu thế hệ cũ là bước đi chuẩn bị đầu tiên trong kế hoạch triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Không quân Mỹ. Điều này sẽ đảm bảo khả năng tương thích của các máy bay này với hệ thống tác chiến trên không trong tương lai.
Bà này còn cho hay, với hệ thống máy tính mạnh mẽ cùng với tốc độ truyền tải dữ liệu cao. Các nhà điều hành của F-16 có thể kết hợp thêm nhiều tính năng mở rộng lên trên mẫu máy bay chiến đấu này, và đây được xem như là bước đệm trước khi chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng các máy chiến đấu thế hệ thứ 5 với cấu hình gần như tương tự.
Không quân Mỹ tuy là nơi khởi động chương trình hiện đại hóa F-16 nhưng lại không mấy mặn mà lắm với chương trình này.
 Không quân Mỹ tuy là nơi khởi động chương trình hiện đại hóa F-16 nhưng lại không mấy mặn mà lắm với chương trình này.
Đầu năm nay, Không quân Mỹ đã hủy bỏ một chương trình nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử mới dành cho các máy bay chiến đấu F-16 tương tự như của Đài Loan. Một phần của quyết định trên là do Không quân Mỹ cảm thấy chương trình này hoàn toàn không cần thiết, cũng như lo ngại sự chậm trễ từ chương trình máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ F-35 của Lockheed Martin đã bị loại bỏ.
Chương trình nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử CAPES bao gồm cả hệ thống radar quét mảng pha điện tử AESA đi kèm với hệ thống tác chiến trên không mới, đều nằm trong gói hợp đồng trị giá 5,3 tỷ USD được Mỹ công bố vào năm 2011. Trong đó Đài Loan sẽ trả 30% giá trị hợp đồng trong giai đoạn phát triển của chương trình này. Nhưng do thiết hụt ngân sách trầm trọng đã buộc Không quân Mỹ cắt giảm lớn các khoản chi tiêu không cần thiết, trong đó có chương trình CAPES và chuyển ngân sách sang chương trình phát triển F-35.
Phân tích của Jane’s
Ngoài Lockheed Martin thì hiện tại vẫn còn nhiều công ty khác thực hiện chương trình nâng cấp cho những chiếc F-16. Trong đó có thể tới hãng BAE Systems với hợp đồng nâng cấp 132 chiếc F-16C/D Block 52 cho Không quân Hàn quốc. Đó là còn chưa kể còn nhiều quốc gia khác đang có ý định nâng cấp phi đội F-16 của mình, điển hình Singapore.
Lockheed Martin thật sự không phải là công ty tiên phong duy nhất trong chương trình hiện đại hóa F-16 như họ từng tuyên bố, thậm chí đến ngay cả Boeing cũng muốn tham gia thị trường đầy tiềm năng này khi có đến hàng ngàn chiếc F-16 vẫn còn đang được biên chế trong quân đội nhiều nước trên thế giới.
Thị trường nâng cấp những chiếc chiến đấu cơ F-16 sẽ sôi động hơn bao giờ hết khi chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ luôn luôn bị trì hoãn.
 Thị trường nâng cấp những chiếc chiến đấu cơ F-16 sẽ sôi động hơn bao giờ hết khi chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ luôn luôn bị trì hoãn.
John Bean - Phó chủ tịch chương trình máy bay chiến đấu toàn cầu của BAE Systems nói với Jane’s vào đầu năm nay cho biết, hiện tại thị phần phát triển của chương trình nâng cấp F-16 vẫn có tiềm năng rất lớn. Nhất là khi các khách hàng ngày càng quan tâm hơn tới việc rút ngắn khoảng cách về mặt công nghệ, khi so sánh tính năng của các máy bay chiến đấu thế hệ mới với các máy bay chiến đấu đã lỗi thời của họ.
Với hơn 4.550 chiếc F-16 được sản xuất và trang bị trên toàn thế giới cũng như sự chậm trễ của chương trình F-35. Thị trường nâng cấp và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu thệ hệ cũ sẽ là cú hích cho ngành công nghiệp hàng không quân sự.

Quân đội Đài Loan, Philippines: Mèo nào cắn mỉu nào?

Quân đội Đài Loan, Philippines: Mèo nào cắn mỉu nào?
Trên tất cả các mặt (hải, lục, không quân), Đài Loan vượt trội hơn Philippines với những vũ khí tối tân nhập khẩu từ Mỹ, Pháp và một phần do nước này tự sản xuất. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu hiện đại nhất Quân đội Đài Loan M60A3 TTS (Mỹ chế tạo) trong một cuộc tập trận.
Trên tất cả các mặt (hải, lục, không quân), Đài Loan vượt trội hơn Philippines với những vũ khí tối tân nhập khẩu từ Mỹ, Pháp và một phần do nước này tự sản xuất. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu hiện đại nhất Quân đội Đài Loan M60A3 TTS (Mỹ chế tạo) trong một cuộc tập trận.

Xe tăng M60A3 TTS bọc giáp dày 155,6mm (nơi dày nhất), trang bị pháo 105mm M68. Biến thể của Đài Loan được trang bị thêm các khí tài ngắm nhiệt ảnh hỗ trợ đánh mục tiêu đêm. Trong ảnh là dàn M60A3 TTS Đài Loan đồng loạt khai hỏa tấn công mục tiêu trong tập trận Hán Quảng.
Xe tăng M60A3 TTS bọc giáp dày 155,6mm (nơi dày nhất), trang bị pháo 105mm M68. Biến thể của Đài Loan được trang bị thêm các khí tài ngắm nhiệt ảnh hỗ trợ đánh mục tiêu đêm. Trong ảnh là dàn M60A3 TTS Đài Loan đồng loạt khai hỏa tấn công mục tiêu trong tập trận Hán Quảng.

Ngoài những chiếc M60A3 TTS, lực lượng tăng – thiết giáp Đài Loan còn trang bị khoảng 750 xe tăng M48 (nhập khẩu của Mỹ và một phần do Đài Loan tự sản xuất với tên gọi CM-11 và CM-12).
Ngoài những chiếc M60A3 TTS, lực lượng tăng – thiết giáp Đài Loan còn trang bị khoảng 750 xe tăng M48 (nhập khẩu của Mỹ và một phần do Đài Loan tự sản xuất với tên gọi CM-11 và CM-12).

Xe bọc thép chiến đấu mới nhất của Đài Loan CM-32 do nước này tự phát triển. Xe nặng 22 tấn, dài 6,35m, bọc giáp hạng nhẹ chống đạn 12,7mm, trang bị pháo 20mm và súng phóng lựu tự động 40mm.
Xe bọc thép chiến đấu mới nhất của Đài Loan CM-32 do nước này tự phát triển. Xe nặng 22 tấn, dài 6,35m, bọc giáp hạng nhẹ chống đạn 12,7mm, trang bị pháo 20mm và súng phóng lựu tự động 40mm.

Xe bọc thép chở quân CM-21 do Đài Loan sản xuất dựa trên M113 của Mỹ (khoảng 1.000 chiếc đang phục vụ). CM-21 được Đài Loan phát triển với nhiều biến thể như: pháo cối tự hành CM-22 (trang bị pháo cối 120 hoặc 81mm); tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành CM-25 (trang bị tên lửa BGM-71 TOW); xe chỉ huy CM-26…
Xe bọc thép chở quân CM-21 do Đài Loan sản xuất dựa trên M113 của Mỹ (khoảng 1.000 chiếc đang phục vụ). CM-21 được Đài Loan phát triển với nhiều biến thể như: pháo cối tự hành CM-22 (trang bị pháo cối 120 hoặc 81mm); tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành CM-25 (trang bị tên lửa BGM-71 TOW); xe chỉ huy CM-26…

Hệ thống pháo uy lực nhất của Đài Loan, pháo phản lực phóng loạt RT-2000 do nước này tự sản xuất để đối phó với cuộc tấn công đổ bộ bằng đường biển.
Hệ thống pháo uy lực nhất của Đài Loan, pháo phản lực phóng loạt RT-2000 do nước này tự sản xuất để đối phó với cuộc tấn công đổ bộ bằng đường biển.

Pháo phản lực phóng loạt RT-2000 có thể dùng nhiều cỡ đạn 117mm, 180mm và 227mm với tầm bắn tương ứng là 15/30/45km.
Pháo phản lực phóng loạt RT-2000 có thể dùng nhiều cỡ đạn 117mm, 180mm và 227mm với tầm bắn tương ứng là 15/30/45km.

Tổ hợp tên lửa chống tăng tốt nhất Đài Loan FGM-148 Javelin có thể diệt xe tăng, xe bọc thép ở cự ly tối đa 4.750m.
Tổ hợp tên lửa chống tăng tốt nhất Đài Loan FGM-148 Javelin có thể diệt xe tăng, xe bọc thép ở cự ly tối đa 4.750m.

Chiến hạm lớp Kee Lung lớn nhất, mạnh nhất Hải quân Đài Loan có lượng giãn nước gần 7.300 tấn, dài 171,6m. Tàu được thiết kế trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ gồm: tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIA (tầm bắn 170km); tên lửa chống tàu Hùng Phong II (tầm bắn 130km); pháo hạm 127mm; ngư lôi chống ngầm 324mm.
Chiến hạm lớp Kee Lung lớn nhất, mạnh nhất Hải quân Đài Loan có lượng giãn nước gần 7.300 tấn, dài 171,6m. Tàu được thiết kế trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ gồm: tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIA (tầm bắn 170km); tên lửa chống tàu Hùng Phong II (tầm bắn 130km); pháo hạm 127mm; ngư lôi chống ngầm 324mm.

Khinh hạm hiện đại nhất Hải quân Đài Loan lớp Kang Dinh có lượng giãn nước 3.200 tấn, thiết kế phần thân và kiến trúc thượng tầng tối ưu mạnh cho khả năng tàng hình trên mặt biển. Tàu được trang bị vũ khí hiện đại như pháo hạm 76mm, tên lửa chống tàu Hùng Phong II, pháo phòng không 20mm và 40mm, ngư lôi.
Khinh hạm hiện đại nhất Hải quân Đài Loan lớp Kang Dinh có lượng giãn nước 3.200 tấn, thiết kế phần thân và kiến trúc thượng tầng tối ưu mạnh cho khả năng tàng hình trên mặt biển. Tàu được trang bị vũ khí hiện đại như pháo hạm 76mm, tên lửa chống tàu Hùng Phong II, pháo phòng không 20mm và 40mm, ngư lôi.

Tàu cao tốc tên lửa tàng hình Kuang Hua VI do Đài Loan tự phát triển với hệ thống vũ khí uy lực mạnh gồm 4 tên lửa chống tàu Hùng Phong II. Đây được xem là một trong những niềm tự hào nhất của công nghiệp quốc phòng nước này.
Tàu cao tốc tên lửa tàng hình Kuang Hua VI do Đài Loan tự phát triển với hệ thống vũ khí uy lực mạnh gồm 4 tên lửa chống tàu Hùng Phong II. Đây được xem là một trong những niềm tự hào nhất của công nghiệp quốc phòng nước này.

Trong tương lai, một số lớp tàu chiến Đài Loan sẽ được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Hùng Phong III có khả năng đánh chìm tàu sân bay.
Trong tương lai, một số lớp tàu chiến Đài Loan sẽ được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Hùng Phong III có khả năng đánh chìm tàu sân bay.

Không quân Đài Loan tương đối mạnh với gần 400 chiến đấu cơ phản lực siêu âm hiện đại. Trong ảnh là tiêm kích đa năng chủ lực Đài Loan F-16A/B Block 20, nước này đang nỗ lực đàm phán với Mỹ để nâng cấp từ tiêu chuẩn A/B lên C/D hiện đại hơn.
Không quân Đài Loan tương đối mạnh với gần 400 chiến đấu cơ phản lực siêu âm hiện đại. Trong ảnh là tiêm kích đa năng chủ lực Đài Loan F-16A/B Block 20, nước này đang nỗ lực đàm phán với Mỹ để nâng cấp từ tiêu chuẩn A/B lên C/D hiện đại hơn.

Tiêm kích đa năng F-CK-1 do Đài Loan tự phát triển với sự trợ giúp kỹ thuật công nghệ từ Mỹ. Loại tiêm kích này có khả năng đạt tầm bay 1.100km, mang được tên lửa đối không tầm ngắn/trung, bom thông minh dẫn đường bằng vệ tinh GPS.
Tiêm kích đa năng F-CK-1 do Đài Loan tự phát triển với sự trợ giúp kỹ thuật công nghệ từ Mỹ. Loại tiêm kích này có khả năng đạt tầm bay 1.100km, mang được tên lửa đối không tầm ngắn/trung, bom thông minh dẫn đường bằng vệ tinh GPS.

Tiêm kích đa năng Mirage 2000-5 (Pháp) có khả năng mang 6,3 tấn vũ khí gồm tên lửa đối không tầm ngắn/trung, tên lửa không đối đất/hạm (tàu chiến) và bom.
Tiêm kích đa năng Mirage 2000-5 (Pháp) có khả năng mang 6,3 tấn vũ khí gồm tên lửa đối không tầm ngắn/trung, tên lửa không đối đất/hạm (tàu chiến) và bom.

Tên lửa không đối không AIM-120C-5 “khủng” nhất Không quân Đài Loan (trang bị trên tiêm kích F-16A/B) với tầm bắn xa lên tới 105km.
Tên lửa không đối không AIM-120C-5 “khủng” nhất Không quân Đài Loan (trang bị trên tiêm kích F-16A/B) với tầm bắn xa lên tới 105km.

Trực thăng chiến đấu mạnh nhất của Không quân Đài Loan AH-1W Super Corba trang bị pháo 20mm, tên lửa chống tăng AGM-114 “lửa địa ngục” (Hellfire) đạt tầm bắn xa đến 8km.
Trực thăng chiến đấu mạnh nhất của Không quân Đài Loan AH-1W Super Corba trang bị pháo 20mm, tên lửa chống tăng AGM-114 “lửa địa ngục” (Hellfire) đạt tầm bắn xa đến 8km.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm cao Sky Bow III mà Đài Loan tự phát triển. Sky Bow III đạt tầm bắn xa tới 200km, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo và máy bay tàng hình.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm cao Sky Bow III mà Đài Loan tự phát triển. Sky Bow III đạt tầm bắn xa tới 200km, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo và máy bay tàng hình.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm cao PAC-2 GEM (Mỹ sản xuất) có thể đánh chặn mục tiêu máy bay (cự ly 160km) và tên lửa đạn đạo chiến thuật (cự ly 20km).
Hệ thống tên lửa phòng không tầm cao PAC-2 GEM (Mỹ sản xuất) có thể đánh chặn mục tiêu máy bay (cự ly 160km) và tên lửa đạn đạo chiến thuật (cự ly 20km).

Tại sao tiêm kích F-16 được nhiều nước ưa chuộng?

(Kiến Thức) - Với hơn chiếc 4.500 phục vụ ở 25 quốc gia trên thế giới, F-16 được xem là một trong mẫu tiêm kích sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Vậy điều gì đã giúp cho F-16 đạt được thành công đó?

Tại sao tiêm kích F-16 được nhiều nước ưa chuộng?
Ra đời để làm máy bay đa năng
Chiến đấu cơ đa năng F-16 “Fighting Falcon” được thiết kế từ thời Chiến tranh Lạnh với những tiêu chí linh hoạt, khối lượng nhẹ và giá thành rẻ - một máy bay đa nhiệm, hoạt động song hành cùng tiêm kích chuyên không chiến F-15 “Eagle”.

Đánh giá cán cân quân sự Đài Loan – Trung Quốc

(Kiến Thức) - Xét trên toàn diện, sức mạnh quân sự hiện tại của Đài Loan không còn là đối thủ của Trung Quốc, và khi có thời cơ không loại trừ một cuộc tấn công từ Đại lục.

Đánh giá cán cân quân sự Đài Loan – Trung Quốc

Tin mới