Lộ tính năng pháo tự hành cực kỳ hiện đại của Đức

(Kiến Thức) - Mẫu pháo tự hành mới dùng khung bệ xe bọc thép bánh lốp Boxer lắp tháp pháo điều khiển tự động.

Tạp chí Armyrecognition đưa tin, tại triễn lãm quốc phòng Eurosatory 2014 - Công ty Đức Krauss-Maffei Wegmann đã giới thiệu mẫu pháo tự hành bánh lốp theo kiểu module thế hệ mới có tên là Artec Boxer (MRAV), với vũ khí chính là pháo 155/52mm và tháp pháo có khả năng điều khiển từ xa.
Artec Boxer đặt trên khung bệ xe chiến đấu bọc thép bánh lốp 8x8 được sản xuất bởi tập đoàn công nghiệp quốc phòng ARTEC. Trên nó lắp module tháp pháo chính được điều khiển hoàn toàn tự động, lắp nòng pháo cỡ 155/52mm tương tự mẫu pháo trên "siêu pháo tự hành" PzH 2000 đang phục vụ trong Quân đội Đức và một vài nước NATO.
Mẫu pháo tự hành Artec Boxer được trưng bày tại Eurosatory 2014.
 Mẫu pháo tự hành Artec Boxer được trưng bày tại Eurosatory 2014.
Module trên của Boxer không chỉ có khả năng tương tự như PzH2000 mà nó còn có thể được tích hợp trên bất kỳ các phương tiện vận chuyển quân sự phù hợp khác. Điều này giúp tạo nên khả năng phát triển các phiên bản pháo binh di động trong tương lai dựa trên nền tảng tương tự pháo 155mm L52.
Mẫu pháo tự hành mới này được trang bị hệ thống nạp đạn tự động điều khiển dựa trên các máy tính được trang bị trên xe, hệ thống này giúp di chuyển và nạp đạn cũng như đẩy vỏ đạn ra ngoài sau mỗi lần bắn với tốc độ nhanh. Chính yếu tố trên sẽ tăng khả tấn công chớp nhoáng và cơ động di chuyển của Boxer.
Trong xe pháo tự hành Boxer có thể mang theo tổng cộng 30 viên đạn pháo 155mm với kíp chiến đấu chỉ cần 2 người. Thời gian triển khai cực nhanh, trong vòng 30 giây và có tầm bắn tối đa là 40km.

Su-25 Nga giúp gì cho Quân đội Iraq đối phó ISIL?

(Kiến Thức) - Su-25 được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tấn công mặt đất với buồng lái bọc giáp dày, mang 4 tấn vũ khí gồm các loại bom và rocket.

Các quan chức an ninh Iraq cho biết nước này đã nhận được 5 chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 đầu tiên từ Nga trong nỗ lực nhằm chống lại cuộc tấn công của phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL).
Các quan chức an ninh Iraq cho biết nước này đã nhận được 5 chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 đầu tiên từ Nga trong nỗ lực nhằm chống lại cuộc tấn công của phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL). 

Máy bay cường kích Su-25 do Cục thiết kế Sukhoi (Nga) nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 để đáp ứng nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho đơn vị mặt đất, tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ, công sự phòng ngự nổi và bộ binh đối phương. Rõ ràng, việc mua Su-25 là quyết định khôn ngoan của chính quyền Iraq khi nó được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Máy bay cường kích Su-25 do Cục thiết kế Sukhoi (Nga) nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 để đáp ứng nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho đơn vị mặt đất, tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ, công sự phòng ngự nổi và bộ binh đối phương. Rõ ràng, việc mua Su-25 là quyết định khôn ngoan của chính quyền Iraq khi nó được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.

So sánh với “sát thủ diệt tăng” A-10 (góc phải, trên cùng ảnh) của Mỹ, Su-25 được đánh giá là có kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn, mang ít vũ khí hơn nhưng lại vượt trội về tính cơ động. Lý giải cho vấn đề này, theo trang Enemy Forces thì các nhà thiết kế Mỹ thường quan tâm nhiều tới việc đảm bảo khả năng sống sót cho máy bay trong chiến đấu, trong khi Liên Xô quan tâm tới tính cơ động.
So sánh với “sát thủ diệt tăng” A-10 (góc phải, trên cùng ảnh) của Mỹ, Su-25 được đánh giá là có kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn, mang ít vũ khí hơn nhưng lại vượt trội về tính cơ động. Lý giải cho vấn đề này, theo trang Enemy Forces thì các nhà thiết kế Mỹ thường quan tâm nhiều tới việc đảm bảo khả năng sống sót cho máy bay trong chiến đấu, trong khi Liên Xô quan tâm tới tính cơ động.

Su-25 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực R-195 cho phép đạt tốc độ tối đa 975km/h, trong khi A-10 chỉ đạt tốc độ hơn 800km/h.
Su-25 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực R-195 cho phép đạt tốc độ tối đa 975km/h, trong khi A-10 chỉ đạt tốc độ hơn 800km/h.

Được thiết kế cho nhiệm vụ chi viên hỏa lực bay ở độ cao thấp nên buồng lái Su-25 bọc lớp giáp Titan dày cỡ 24mm chống đạn súng máy hạng nặng, pháo phòng không bảo vệ phi công.
Được thiết kế cho nhiệm vụ chi viên hỏa lực bay ở độ cao thấp nên buồng lái Su-25 bọc lớp giáp Titan dày cỡ 24mm chống đạn súng máy hạng nặng, pháo phòng không bảo vệ phi công.

Trong ảnh là buồng lái máy bay cường kích Su-25.
Trong ảnh là buồng lái máy bay cường kích Su-25.

Để thực hiện nhiệm vụ ném bom và phóng tên lửa, Su-25 trang bị hệ thống máy ngắm ném bom ASP-17 BT-8 cùng camera AKS-750 đặt ở đầu mũi. Ngoài ra, ở mũi còn chứa thiết bị chỉ thị mục tiêu và đo xa lade Klyon PS dùng để hỗ trợ bắn tên lửa dẫn đường bằng lade.
Để thực hiện nhiệm vụ ném bom và phóng tên lửa, Su-25 trang bị hệ thống máy ngắm ném bom ASP-17 BT-8 cùng camera AKS-750 đặt ở đầu mũi. Ngoài ra, ở mũi còn chứa thiết bị chỉ thị mục tiêu và đo xa lade Klyon PS dùng để hỗ trợ bắn tên lửa dẫn đường bằng lade.

Su-25 thiết kế với 10 giá treo trên cánh mang tổng cộng 4 tấn vũ khí không đối đất và không đối không. Ngoài ra, máy bay còn có một pháo uy lực mạnh 2 nòng cỡ 30mm GSh-2-30 lắp ở mũi máy bay có tốc độ bắn 3.000 phát/phút.
Su-25 thiết kế với 10 giá treo trên cánh mang tổng cộng 4 tấn vũ khí không đối đất và không đối không. Ngoài ra, máy bay còn có một pháo uy lực mạnh 2 nòng cỡ 30mm GSh-2-30 lắp ở mũi máy bay có tốc độ bắn 3.000 phát/phút.

Trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu mặt đất, Su-25 có khả năng mang các loại vũ khí sau: tên lửa Kh-25ML (tầm bắn 11km, lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng gần 100kg); tên lửa Kh-29 (tầm bắn 12km, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 600-700kg); bom có điều khiển 500kg; bom và rocket không điều khiển. Với những loại vũ khí này, Su-25 hoàn toàn có khả năng tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép hạng nặng.
Trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu mặt đất, Su-25 có khả năng mang các loại vũ khí sau: tên lửa Kh-25ML (tầm bắn 11km, lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng gần 100kg);  tên lửa Kh-29 (tầm bắn 12km, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 600-700kg); bom có điều khiển 500kg; bom và rocket không điều khiển. Với những loại vũ khí này, Su-25 hoàn toàn có khả năng tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép hạng nặng.

Thực tế, không nhất thiết cần phải vũ khí tấn công dẫn đường, chỉ với pháo, rocket và bom không điều khiển cũng sẽ chi viện hỏa lực đáng kể cho Quân đội Iraq trước lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông (ISIL).
Thực tế, không nhất thiết cần phải vũ khí tấn công dẫn đường, chỉ với pháo, rocket và bom không điều khiển cũng sẽ chi viện hỏa lực đáng kể cho Quân đội Iraq trước lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông (ISIL).

"Sấm sét di động" chiến trường (1): "Hoàng đế" pháo Đức PzH-2000

(Kiến Thức) - Với tốc độ bắn cực nhanh, tầm bắn xa, cơ động cao, pháo tự hành PzH 2000 được xem là thiết kế "đỉnh của đỉnh" ngành công nghiệp quốc phòng Đức.

Ngày nay, bộ 3 tạo nên "nắm đấm" cơ giới bên cạnh tăng và xe chiến đấu bộ binh không thể thiếu pháo tự hành, có nhiệm vụ giáng đòn sấm sét xuống công sự và bộ binh đối phương. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số loại pháo tự hành hiện đại nhất thế giới thời điểm hiện tại:
Kỳ 1: PzH 2000: “hoàng đế” pháo binh của Quân đội Đức

Tin mới