Lộ tử huyệt khiến tàu đổ bộ Trung Quốc "ế sưng"

(Kiến Thức) - Tối ưu tốc độ làm thân tàu quá hẹp, đó được xem là tử huyệt khiến không ai muốn mua tàu đổ bộ tấn công Trung Quốc.

Tại triển lãm quốc phòng quốc tế Abu Dhabi, Trung Quốc mang đến nhiều loại tàu chiến mới dành cho xuất khẩu, trong đó có một mô hình tàu đổ bộ tấn công có sân bay lớn. 
Căn cứ vào thông tin công bố tại triển lãm, tàu này dài gần 200m, lượng giãn nước 22.000 tấn, gần giống với tàu lớp Mistral, tốc độ hành trình 22 hải lý/giờ, rõ ràng cao hơn tốc độ 18 hải lý/giờ của tàu Mistral, nhưng hệ thống lực đẩy sử dụng cánh quạt trục thẳng đứng truyền thống, trong khi đó tàu Mistral sử dụng thiết bị đẩy điện hiện đại.
Khả năng phòng thủ của tàu
Bốn góc của sàn đáp máy bay trên tàu đều được tiến hành xử lý kiểu bậc thang, trong đó hai góc phía sau dùng để bố trí hai thiết bị phóng tên lửa giống với loại HQ-10. 
Ngoài ra, trên tàu còn có thể trang bị hệ thống phóng bom chống ngầm - vũ khí thường thấy trên mọi tàu chiến Trung Quốc. Bên cạnh đó cũng có thể có các hệ thống phóng đạn gây nhiễu điện tử.
Tàu tấn công đổ bộ của Trung Quốc.
 Tàu tấn công đổ bộ của Trung Quốc.
Ngoài các hệ thống tên lửa, căn cứ vào mô hình được giới thiệu, có thể nhận ra là tàu đổ bộ xuất khẩu của Trung Quốc trang bị hệ thống hải pháo 76mm cùng các tổ hợp pháo cao tốc CIWS Type 730 tạo thành mạng lưới hỏa lực dày đặc biệt với phạm vi sát thương khoảng 10km. 
Tử huyệt của tàu tấn công đổ bộ Trung Quốc
Được đánh giá cao về tốc độ hành trình nhưng các chuyên gia quân sự Trung Quốc thừa nhận rằng đó lại chính là "tử huyệt" khiến tàu đổ bộ đa năng này "ế sứng". 
Cụ thể, do tàu quá coi trọng vào tốc độ hành trình cao nên thân tàu quá hẹp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận chuyện. Lỗ hổng này là đòn chí tử với tàu đổ bộ xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy độ rộng của khoang chứa vẫn có thể bố trí trang thiết bị hạng nặng như tàu đổ bộ cơ giới hóa, xe tăng chủ lực, nhưng đối với tàu đổ bộ đệm khí, tỷ lệ vận chuyển thấp hơn nhiều. Ảnh hưởng của độ rộng thân tàu đối với khả năng tải trọng là cấp số nhân, đặc biệt đối với loại tàu có chiều dài gần 200m này mà nói, thân tàu hẹp làm cho khoang chứa của tàu nhiều nhất để được 3 xe tăng.
Ngoài thân quá hẹp, tàu đổ bộ này chỉ có một thang máy, tuy tỷ lệ làm việc của nó tương đối khả quan, nhưng vẫn hạn chế đáng kể đến khả năng vận chuyển của tàu. Mặc dù ở mức độ nhất định tàu có thể sử dụng 2 cần cẩu để bổ sung cho những thiếu sót của thang máy, nhưng cần cẩu cũng chỉ có tác dụng đối với trang bị đã bố trí trên sàn đáp máy bay. 
Bên cạnh đó, tàu tấn công đổ bộ này không có cửa khoang triển khai xe ở sườn tàu, điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến khả năng vận chuyển của tàu.
Ngoài ra, từ mô hình và bản ghi chú tại triển lãm cho thấy, tàu tấn công đổ bộ của Trung Quốc tuy thân tàu dài gần 200m nhưng điểm hạ cánh trực thăng chỉ có 4 điểm, kém xa so với tàu đổ bộ Mistral của Pháp.

Gái trẻ cực xinh thích thú xe thiết giáp VBCI Pháp

(Kiến Thức) - Gái xinh tóc vàng tỏ ra thích thú khi được Quân đội Pháp cho phép trải nghiệm trên xe chiến đấu bộ binh VBCI. 

Gai tre cuc xinh thich thu xe thiet giap VBCI Phap
 Mạng quân sự Pháp mới đây đăng tải loạt ảnh hotgirl xinh đẹp được tham gia buổi trải nghiệm xe chiến đấu bộ binh VBCI tối tân của Quân đội Pháp. 

Khám phá xe thiết giáp BTR-50 ít biết của Việt Nam

(Kiến Thức) - Xe thiết giáp BTR-50 được phát triển trên khung gầm xe tăng PT-76, có khả năng chở tới 20 binh sĩ, lội nước tốt với tốc độ 11km/h.

Kham pha xe thiet giap BTR-50 it biet cua Viet Nam
 BTR-50 là xe thiết giáp chở quân lội nước được Liên Xô sản xuất từ đầu những năm 1950 trên cơ sở khung gầm xe tăng lội nước PT-76. Hàng nghìn chiếc BTR-50 đã được Liên Xô chế tạo trong giai đoạn 1954-1970 xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Có một điểm đáng lưu ý là, BTR-50 là mẫu xe thiết giáp bánh xích hiếm hoi được Liên Xô phát triển thời kỳ này. Hầu như, sau này Liên Xô chỉ tập trung vào thiết giáp bánh lốp.

Tin mới