Và không ngoa khi nói rằng Macropinna Microstoma là loài cá kì lạ nhất từ trước đến nay được các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Hải dương Monterey Bay (Monterey Bay Aquarium Research Institute - MBARI) đã ghi hình được ở độ sâu 600 - 800 mét thuộc vùng biển California, Hoa Kỳ.
Được phát hiện năm 1939, loài cá mắt thùng với cơ thể dài chừng 15 cm vẫn còn quá nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá hết.
Điều kỳ lạ của loài cá mắt thùng là đôi mắt hình ống của chúng nằm ở bên trong đầu và được bảo vệ bởi một tấm chắn trong suốt chứa đầy dịch lỏng màu xanh diệp lục.
Cá mắt thùng có đôi mắt hình ống nằm bên trong đầu!
Cận cảnh chiếc đầu kì lạ của loài cá mập bí ẩn nhất hành tinh. |
Đôi mắt của cá mắt thùng cực kỳ nhạy sáng và chứa sắc tố màu xanh lục; đây là một vũ khí vô cùng lợi hại giúp chúng có thể tồn tại dưới đáy biển sâu khi săn mồi và trốn kẻ thù.
Các nhà khoa học tại cũng suy đoán rằng đôi mắt hình ống màu xanh lá cây của nó giúp lọc và phản xạ ánh sáng mặt trời, cho phép nó chiếu ánh quang lên con mồi tiềm năng.
Ngoài ra, đôi mắt loài cá này còn có thể xoay 360 độ cho phép chúng nhìn thẳng về phía trước hoặc nhìn lên phía trên để quan sát mọi thứ trên đỉnh đầu.
Nhưng có lẽ bởi vì cá mắt trống sống trong cùng môi trường với loài siphonophore, vốn là một sinh vật biển giống như sứa, thường trông giống như cái ống dài trong suốt với những xúc tu có độc.
Các nhà khoa học nghĩ rằng cái đầu trong suốt có tác dụng bảo vệ này cho phép đôi mắt thùng của nó có thể lấy thức ăn từ xúc tu của loài siphonophore, đồng thời không khiến đôi mắt bị cay.
Còn đôi mắt lim dim khi buồn ngủ kia là gì. Ồ, đó thực chất chỉ là 2 lỗ mũi!