Loài cá này lần đầu xuất hiện trong kỷ Devon. Loài cá này có thể sống thọ đến 100 năm, đạt chiều dài gần 2 mét và nặng khoảng 90 kg.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Năm 2021, một quần thể cá vây tay (Coelacanth), hay còn gọi là "cá hóa thạch bốn chân", bất ngờ được phát hiện ngoài khơi Madagascar. (Ảnh: Live Science)
Loài cá này tưởng chừng đã tuyệt chủng cùng khủng long từ 65 triệu năm trước, nhưng sự tái xuất của chúng đã gây ngạc nhiên và thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới khoa học.(Ảnh: BBC)
Cá vây tay có niên đại khoảng 420 triệu năm, lần đầu xuất hiện trong kỷ Devon. Loài cá này có thể sống thọ đến 100 năm, đạt chiều dài gần 2 mét và nặng khoảng 90 kg. (Ảnh: The Guardian)
Chúng sống chủ yếu ở độ sâu 100–150 mét, ban ngày trú trong hang đá và ra ngoài săn mồi vào ban đêm. (Ảnh: Simple Wikipedia)
Cấu trúc cơ thể của cá vây tay rất đặc biệt với khớp nối trong hộp sọ và mắt chứa "tapetum lucidum" giúp chúng quan sát tốt trong điều kiện ánh sáng yếu.(Ảnh: Randy Olson)
Cá vây tay trưởng thành rất chậm và có thời gian mang thai kéo dài đến 5 năm, lâu nhất trong các loài động vật có xương sống. Loài cá này có nhiều vây giống chi trước và chi sau, được coi là loài chuyển tiếp giữa cá và động vật bốn chân, với bộ gen dài khoảng 3 tỷ ký tự ADN. (Ảnh: Science News)
Tốc độ tiến hóa của gen cá vây tay chậm hơn nhiều so với các loài cá khác, giúp các nhà khoa học nghiên cứu tiến hóa sinh học trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường biển sâu.(Ảnh: NPR)
Hiện tại, cá vây tay được xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp theo phân loại của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Sự sống sót kỳ diệu của chúng cho thấy một loài cá cổ đại vẫn tồn tại và tiến hóa trong điều kiện khắc nghiệt dưới đáy biển.(Ảnh: Eco-Evo Evo-Eco)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.