Cá tequila "hồi sinh" ở môi trường tự nhiên sau khi được xem là bị tuyệt chủng. Đây là loài động vật đặc hữu ở bang Jalisco, Mexico.
Tâm Anh (theo Abcnews)
Loài cá tequila (tên khoa học là zoogoneticus tequila) là loài động vật đặc hữu ở bang Jalisco thuộc miền Tây Mexico.
Vào năm 2003, cá tequila được xem là đã tuyệt chủng trong môi trường tự nhiên. Thế nhưng, nhờ những nỗ lực các nhà khoa học và người dân địa phương, loài cá này đã "hồi sinh" ở môi trường thiên nhiên.
Để đưa loài cá tequila trở lại môi trường tự nhiên, các chuyên gia và giới chức trách đã bỏ ra nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.
Vì vậy, khi vườn thú Chester ở Anh thông tin đã thành công trong nỗ lực tái tạo quần thể cá tequila, công chúng, đặc biệt là những người yêu động vật vô cùng vui mừng.
Để đạt thành công này, vào năm 2014, các nhà khoa học thuộc Đại học San Nicolás de Hidalgo (UMSNH) ở bang Michoacan thực hiện nhân giống 40 cặp cá tequila ban đầu lên đến 10.000 con.
Ba năm sau, nhóm chuyên gia thử nghiệm đưa cá tequila trở lại sông Teuchitlán và chấp nhận đối mặt với rủi ro lớn là cá nuôi có thể không sinh tồn được trong môi trường tự nhiên.
Sau nhiều thử nghiệm, các nhà khoa học ở UMSNH phối hợp với vườn thú Chester và một số tổ chức quốc tế đã tìm ra phương pháp mô phỏng môi trường sống tự nhiên của cá tequila.
Nhờ vậy, loài cá tequila được nuôi trong bể nhân tạo, tập thích nghi với điều kiện tự nhiên trước khi được thả ra sông. Kết quả là sau 6 tháng, 55% số lượng cá thể cá tequila được sinh ra trong môi trường tự nhiên. Đến cuối năm 2021, số lượng cá tequila sống trong sông ngày càng nhiều.
Với kết quả này, Vườn thú Chester cho biết Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã công nhận công trình trên là nghiên cứu điển hình về tái tạo thành công.
Cá tequila hiện được IUCN xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Mời độc giả xem video: Điều 3 tàu và thủy phi cơ, cứu trợ khẩn cấp 2 tàu cá cùng 26 ngư dân gặp nạn trên biển. Nguồn: VTV TSTC.
Những động vật tuyệt chủng bất ngờ hồi sinh từ cõi chết
Tất cả những loài vật này đều đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Nhưng nhờ sự phát triển của khoa học, chúng đã được hồi sinh một cách kỳ diệu.
Dù đã tuyệt chủng trên khắp Trung du từ những năm 1800, linh miêu Eurasian đã xuất hiện một số quốc gia như Thụy Sĩ, Pháp, Ý, Áo và Đức, nhờ một loạt chương trình "tái sinh" từ những năm 1970.
Tuy nhiên, sự phân mảnh của các quần thể linh miêu Eurasian vẫn là một rào cản và các nhà bảo tồn hiện đang tìm cách kết nối các cá thể sống rải rác trong các nhóm biệt lập trên khắp lục địa.
Các nhà khảo cổ đã tìm được hóa thạch răng cổ đại có hình dạng vô cùng đặc biệt ở Sơn Tây – Trung Quốc, từ đó giúp tái hiện lại hình dáng của của một loài cá mập hung dữ đã tuyệt chủng.
Tiến sĩ Zhikun Gai, nhà cổ sinh vật học tại Viện Cổ sinh vật có xương sống và cổ sinh vật học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, cho biết họ đã tìm được 7 chiếc răng hóa thạch rất đặc biệt.