Loài cây “chảy máu" ở Nam Phi

Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kì lạ - chảy máu. Là một giống cây mọc ở Nam Phi, loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác như Kiaat, Mukwa hay loài cây chảy máu.

Không giống như các loài cây khác, Pterocarpus angolensis mang trong mình một loại nhựa có màu đặc biệt. Khi cắt ngang thân hay một cành cây, ta sẽ dễ dàng thấy loại nhựa màu đỏ hơi sánh, sau khi khô chuyển thành đỏ thẫm rất giống màu máu. Loại nhựa này có tác dụng như chất keo dính gắn liền và chữa lành các vết thương của cây.

Pterocarpus angolensis có rất nhiều lợi ích về cả mặt kinh tế và y học. Nhựa của cây được người bản địa sử dụng như thuốc nhuộm. Họ còn dùng nó để trộn cùng mỡ động vật tạo thành một sản phẩm chăm sóc da.

Gỗ của cây được sử dụng để tạo ra nhiều vật dụng có giá trị như dùng để đóng thuyền hay lát sàn. Cây cũng có nhiều tác dụng trong việc chữa các căn bệnh về mắt, dạ dày hay máu.

Hình ảnh về loài cây Pterocarpus angolensis:

Loài cây “chảy máu" ở Nam Phi ảnh 1

Loài cây “chảy máu" ở Nam Phi ảnh 2

Loài cây “chảy máu" ở Nam Phi ảnh 3

Top rau củ kỳ quặc nhất bạn từng thấy

(Kiến Thức) - Với kiểu dáng kỳ lạ, nhiều loại rau củ kỳ quặc này khá xa lạ, có thể bạn chưa từng nhìn hay nghe nói tới. Chúng là những loại thực vật lạ như quả Cherimoya, rau Romanesco...

1. Quả Cherimoya
Nguồn ảnh: Oddee
 Nguồn ảnh: Oddee

Loài rùa đầu to biết trèo cây, lạ nhất TG trong sách đỏ VN

(Kiến Thức) - Rùa đầu to là một trong những loài rùa lạ nhất thế giới với đặc điểm đặc trưng là chiếc đầu có kích thước rất lớn. Ở nước ta, rùa đầu to phân bố ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An...

Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN
 Rùa đầu to sinh sống ở khu vực Đông Nam Á như như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma, Campuchia. Ngoài ra, loài rùa này còn được tìm thấy ở Trung Quốc. Ảnh khoahoc.
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN-Hinh-2
 Rùa đầu to có chiếc mai màu nâu và khá mượt, trơn. Chúng không thể thụt đầu vào mai, thay vào đó đầu của nó được phủ bởi các mảnh sừng rất cứng để bảo vệ. Ảnh wikimedia.
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN-Hinh-3
 Rùa đầu to sống ở các khe suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm. Lúc sẩm tối hoặc đêm xuống chúng mới đi kiếm ăn. Ảnh biosch.
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN-Hinh-4
 Động vật không xương sống, các loài thân mềm hoặc động vật giáp xác nhỏ là thức ăn của rùa đầu to. Ảnh Flickr.
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN-Hinh-5
 Rùa đầu to sinh sản vào mùa hè. Chúng biết trèo cây, trèo đồi khá tốt. Ảnh joelsartore.
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN-Hinh-6
 Rùa đầu to có tên trong Sách đỏ động vật Việt Nam. Số lượng loài rùa này đang suy giảm nghiêm trọng do rừng nguyên sinh mất dần và do bị săn bắt quá nhiều. Ảnh edgeofexistence.
Loai rua dau to biet treo cay, la nhat TG trong sach do VN-Hinh-7
 Ở nước ta, rùa đầu to phân bố ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai...Ảnh theonlinezoo.

Mời quý vị xem video: Động vật sơ sinh đáng yêu

Loài cây lạ như “bộ não đẫm máu” mọc ra từ gốc cây

Trong lúc dẫn chó đi dạo, cô Mette ở Đan Mạch vô cùng hoảng hốt và bất ngờ khi phát hiện ra “bộ não đẫm máu” mọc ra từ gốc cây.

Mới đây, trên mạng xã hội Đan Mạch xuất hiện những bức ảnh chụp loài cậy lạ như “bộ náo đẫm máu” mọc ra từ gốc cây do cô nàng Mette Knøsgaard chia sẻ. Cô nàng cho biết, trong lúc dẫn chó đi dạo ở thị trấn Præstø, đã vô tình phát hiện ra loại cây kinh dị này.

Tin mới