Loài cây kỳ dị, hoa to nhất thế giới, Việt Nam mọc đầy
Loài cây có vẻ ngoài độc lạ này cho hoa to nhất trong thế giới thực vật. Không chỉ to, hoa của chúng tỏa ra mùi hương thịt thối nồng nàn...
TB (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Phân bố ở các vùng khí hậu ấm áp thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á, gồm Việt Nam, khoai nưa (Amorphophallus konjac) là loài thực vật có nhiều đặc tính sinh học lý thú. Ảnh: The Spruce.
Đây là một loài cây lâu năm thuộc họ Ráy (Araceae), mọc từ thân củ lớn có đường kính lên tới 25 cm. Ảnh: Cape Crystal Brands.
Chiếc lá đơn của loài cây này chia thành nhiều thùy, phân nhánh nhiều lần, có thể đạt tới chiều ngang 1,3 mét. Cuống lá và gân lá màu xanh với nhiều vệt trắng. Ảnh: Edulis Nursery.
Cây ra hoa khi lá tàn lụi. Hoa của chúng gồm một trục thẳng đứng có những hoa nhỏ màu trắng bên dưới, được bao quanh bởi lá bắc màu tím sẫm. Ảnh: Franklin Park Conservatory.
Mỗi cụm hoa có thể dài tới 1.5 mét, khiến khoai nưa là một trong những loài cây cho hoa to nhất trong thế giới thực vật. Ảnh: Suncoast Tropicals.
Điều này không có gì ngạc nhiên khi khoai nưa là họ hàng gần của cây hoa xác thối (Amorphophallus titanum), loài thực vật có hoa dạng chùm không phân nhánh lớn nhất trên thế giới. Ảnh: Treehugger.
Giống như hoa xác thối, hoa khoai nưa cũng tỏa ra mùi hương thịt thối nồng nàn. Đây là cách để thu hút các loài ruồi nhặng đến thụ phấn. Ảnh: NZ Herald.
Từ đóa hoa kỳ dị, một chùm quả hình thành, chín dần từ trên xuống dưới với màu vàng đỏ bắt mắt. Ảnh: Green Canvas Farms.
Từ một loài cây học hoang, khoai nưa đã được trồng ở nhiều nơi, nhiều nhất là ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, để thu hoạch thân củ nhiều tinh bột làm thực phẩm. Ảnh: Konjac Sponge.
Khoai nưa được người Nhật gọi là konnyaku (nguồn gốc tên gọi konjac của loài cây này trong tiếng Anh), có vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, được dùng phổ biến trong món oden, làm sợi mì và thạch. Ảnh: The Kitchn.
Kẹo thạch làm từ củ khoai nưa được sản xuất khá nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, là sản phẩm được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Reddit.
Ở Việt Nam, cây khoai nưa được trồng chủ yếu ở tỉnh An Giang. Bột thu từ củ loài cây này (người dân An Giang gọi là củ huyền) được dùng làm đồ uống, bánh và mì sợi. Ảnh: Kalys.
Ngoài làm thực phẩm, cây khoai nưa còn được dùng để bào chế thuốc tiêu hóa, làm bông tẩy da chết hoặc phụ gia trong nghề làm giấy truyền thống ở Nhật Bản. Ảnh: Etsy.
Tại các nhà vườn ở ngoài khu vực phân bố tự nhiên, loài cây này được nhiều người trồng và phân phối ra thị trường như một loại cây cảnh độc đáo. Ảnh: The Spruce.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.