Loài cây quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ Việt Nam có
Loài cây đặc hữu của Việt Nam này có tốc độ sinh trưởng chậm, cần hàng trăm năm để trưởng thành.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Chai lá cong (Shorea falcata Vidal) là loài cây đặc hữu của Việt Nam, được phát hiện và công bố lần đầu vào năm 1962. Hiện tại, chỉ còn khoảng 13 cây chai lá cong cổ thụ ở Việt Nam, chủ yếu ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. (Ảnh: Thiên Nhiên)
Đây là loài cây quý hiếm, thuộc danh mục đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới với nguy cơ cao bị tuyệt chủng.(Ảnh: VietnamPlus)
Chai lá cong có tốc độ sinh trưởng chậm, cần hàng trăm năm để trưởng thành. (Ảnh: Phú Yên Online)
Cây có kích thước lớn, thân cây có vỏ màu nâu xám và nứt dọc, chứa chất chai cục trong thân. Lá cây hình trứng và hơi cong, tán rộng. (Ảnh: Báo Lao động)
Cây thường mọc ở vùng bãi cát hoặc đụn cát gần biển, chịu được khô hạn và đất nghèo dinh dưỡng. (Ảnh: Khánh Hòa)
Cây ra hoa vào tháng 6 đến tháng 7, hoa màu vàng với đốm đỏ và tỏa hương thơm.(Ảnh: Báo Nhân dân)
Loài cây này không chỉ có vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, mà còn được sử dụng làm gỗ quý trong đóng tàu và các vật dụng gia đình. Gỗ của nó càng để lâu càng cứng như sắt.(Ảnh: VietnamPlus)
Hiện nay, các nhà khoa học đề xuất bảo tồn chai lá cong tại chỗ và di dời đến nơi mới và cần có hồ sơ công nhận chai lá cong là cây đặc hữu hoặc cây di sản để có chiến lược bảo tồn và phát triển đúng mức. (Ảnh: Báo Lao động)
Mời quý độc giả xem thêm video: Ngắm những loài cây có hình thù kỳ quái đến khó tin.