Loài chim có chất kịch độc chết người, chớ nên cà khịa
Chim Pitohui (Pitohui dichrous) sở hữu chất độc thuộc nhóm hợp chất cực mạnh gọi là batrachotoxin. Theo các chuyên gia, chất độc của loài chim này có độc tính cao hơn 250 lần chất strychnine trong hạt mã tiền.
Tâm Anh (theo Discover Wildlife)
Xem toàn bộ ảnh
Phân bố ở Papua New Guinea, chim Pitohui có tên khoa học là Pitohui dichrous. Nó được ghi nhận là loài chim có độc duy nhất trên Trái đất. Ảnh: Oddity Central.
Loài chim Pitohui có cơ thể nhỏ bé và bộ lông đầy màu sắc với màu cam cháy ở thân với phần đầu, cánh và đuôi màu đen. Mặc dù có vẻ ngoài khá dễ thương và bắt mắt nhưng màu sắc lông của Pitohui đóng vai trò như tín hiệu cảnh báo hữu hình đối với các động vật ăn thịt. Ảnh: Oddity Central.
Trên thực tế, các nhà khoa học phát hiện chim Pitohui sở hữu chất độc batrachotoxin. Chất độc này tập trung với liều lượng cao nhất ở da và lông của loài chim Pitohui. Ảnh: Discover Wildlife.
Ngoài ra, chất độc còn được tìm thấy ở trong xương và các cơ quan nội tạng nhưng với nồng độ thấp hơn so với lông, da. Trước đó, batrachotoxin chỉ được ghi nhận duy nhất ở vài loài ếch phi tiêu. Ảnh: Jack Dumbacher.
Batrachotoxin (BTX) là một loạt chất gây độc hệ thần kinh, thông qua việc làm gián đoạn dòng chảy của các ion natri trong nhiều kênh dẫn của hệ thần kinh và mô mềm. Chất độc này gây cảm giác tê và bỏng với các trường hợp bị nhiễm độc nhẹ. Ảnh: wikipedia.
Đối với các trường hợp nhiễm độc nặng, batrachotoxin sẽ gây liệt, ngưng tim và cuối cùng khiến nạn nhân tử vong nếu không được điều trị y tế kịp thời. Ảnh: Frédéric PELSY.
Đến nay, batrachotoxin được xem là loại độc nguy hiểm nhất tính theo khối lượng trong tự nhiên vì có độc tính cao hơn 250 lần so với chất strychnine có trong hạt mã tiền. Ảnh: Lars Petersson.
Nguồn gốc của batrachotoxin trong loài chim Pitohui không có sẵn trong cơ thể. Thay vào đó, chúng tích tụ chất độc thông qua chế độ ăn uống những con vật có chất độc. Ảnh: Chris Wiley.
Loài pitohui thích ăn những con bọ cánh cứng Choresine, vốn là một loài mang độc. Ảnh: Greg Griffith.
Một số nhà khoa học tin rằng, chim Pitohui mang độc trong người như là biện pháp răn đe, bảo vệ chúng trước những sinh vật săn mồi. Ảnh: John C. Mittermeier.
Mời độc giả xem video: Ngỡ ngàng loài chim ngủ đến hơn 10.000 lần mỗi ngày.