Loài chim khổng lồ tuyệt chủng hơn 40.000 năm bỗng hiện nguyên hình

Loài chim khổng lồ tuyệt chủng hơn 40.000 năm bỗng hiện nguyên hình

Loài chim này, sống ở vùng hẻo lánh của Australia, không bay được do cánh kém phát triển, nặng khoảng 230kg, gấp 5 lần đà điểu.

Xem toàn bộ ảnh
Một nhóm nhà cổ sinh vật học từ Đại học Flinders, bang Nam Australia, đã phát hiện hộp sọ nguyên vẹn đầu tiên của loài  chim khổng lồ đã tuyệt chủng hơn 40.000 năm trước, có tên khoa học "Genyornis newtoni" (còn gọi là chim sấm).
Một nhóm nhà cổ sinh vật học từ Đại học Flinders, bang Nam Australia, đã phát hiện hộp sọ nguyên vẹn đầu tiên của loài chim khổng lồ đã tuyệt chủng hơn 40.000 năm trước, có tên khoa học "Genyornis newtoni" (còn gọi là chim sấm).
Loài chim này, sống ở vùng hẻo lánh của Australia, không bay được do cánh kém phát triển, nặng khoảng 230kg, gấp 5 lần đà điểu.
Loài chim này, sống ở vùng hẻo lánh của Australia, không bay được do cánh kém phát triển, nặng khoảng 230kg, gấp 5 lần đà điểu.
Hộp sọ duy nhất trước đây của loài này được tìm thấy năm 1913 nhưng đã hư hại.
Hộp sọ duy nhất trước đây của loài này được tìm thấy năm 1913 nhưng đã hư hại.
Phát hiện mới tại lòng hồ cạn Callabonna, cách Adelaide hơn 500km về phía Bắc, bao gồm các hóa thạch gần như hoàn chỉnh của loài chim này, giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm về hệ sinh thái và sự tiến hóa của "Genyornis newtoni".
Phát hiện mới tại lòng hồ cạn Callabonna, cách Adelaide hơn 500km về phía Bắc, bao gồm các hóa thạch gần như hoàn chỉnh của loài chim này, giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm về hệ sinh thái và sự tiến hóa của "Genyornis newtoni".
Họ cũng nhận thấy loài chim này có những đặc điểm thích nghi với môi trường nước, nhưng sự thay đổi từ nước ngọt sang nước mặn ở các hồ phía Bắc Nam Australia có thể đã góp phần vào sự tuyệt chủng của chúng.
Họ cũng nhận thấy loài chim này có những đặc điểm thích nghi với môi trường nước, nhưng sự thay đổi từ nước ngọt sang nước mặn ở các hồ phía Bắc Nam Australia có thể đã góp phần vào sự tuyệt chủng của chúng.
Sự tuyệt chủng của Genyornis newtoni trùng với thời điểm con người Homo sapiens bắt đầu đặt chân đến châu Úc.
Sự tuyệt chủng của Genyornis newtoni trùng với thời điểm con người Homo sapiens bắt đầu đặt chân đến châu Úc.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã tìm kiếm nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng này. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng nào liên kết trực tiếp sự xuất hiện của con người với sự biến mất của Genyornis newtoni.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã tìm kiếm nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng này. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng nào liên kết trực tiếp sự xuất hiện của con người với sự biến mất của Genyornis newtoni.
Năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện các vỏ trứng bị đốt cháy tại các địa điểm gần bờ biển phía nam và phía tây của Australia. Những vỏ trứng này được cho là của loài chim sấm, và việc tìm thấy chúng đã cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy con người đã tiêu thụ trứng của loài chim này.
Năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện các vỏ trứng bị đốt cháy tại các địa điểm gần bờ biển phía nam và phía tây của Australia. Những vỏ trứng này được cho là của loài chim sấm, và việc tìm thấy chúng đã cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy con người đã tiêu thụ trứng của loài chim này.
Nhà khoa học địa chất Gifford Miller từ Đại học Colorado, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Rất nhiều vỏ trứng đã bị đốt cháy, điều này ngụ ý rằng con người đã tiêu thụ trứng, và đây là bằng chứng rõ ràng đầu tiên về việc săn mồi ở Úc."
Nhà khoa học địa chất Gifford Miller từ Đại học Colorado, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Rất nhiều vỏ trứng đã bị đốt cháy, điều này ngụ ý rằng con người đã tiêu thụ trứng, và đây là bằng chứng rõ ràng đầu tiên về việc săn mồi ở Úc."
Phát hiện về Genyornis newtoni không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một loài chim khổng lồ đã tuyệt chủng mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự tác động của con người đối với hệ sinh thái cổ đại.
Phát hiện về Genyornis newtoni không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một loài chim khổng lồ đã tuyệt chủng mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự tác động của con người đối với hệ sinh thái cổ đại.
Mời quý độc giả xem thêm video: Ngỡ ngàng loài chim ngủ đến hơn 10.000 lần mỗi ngày.

GALLERY MỚI NHẤT