Loài côn trùng mùi hôi ám ảnh, chế biến thành món ngon

Bọ xít đã được sao vàng sẽ không còn mùi hăng hắc nữa mà trái lại còn vô cùng thơm.

Yên Bái, vùng đất nằm ẩn mình trong dãy núi phía Bắc Việt Nam, luôn là điểm đến thu hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng bản sắc văn hóa độc đáo. Không chỉ sở hữu những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải nhuộm vàng óng ả vào mùa lúa chin, mảnh đất này còn có vô số món ngon nức lòng du khách gần xa. Đặc sản Yên Bái mang đậm màu sắc của núi rừng, với nhiều món ăn "độc lạ" theo đúng phong tục tập quán đa dạng nơi đây. Bên cạnh du lịch ngắm cảnh, du khách cũng đừng quên nhâm nhi các món ngon và mua quà về cho người thân nhé.
Món ăn đặc sản ở Yên Bái: Thưởng thức hương vị bọ xít chiên giòn ngon "đúng điệu" vào mùa hoa nhãn nở rộ
Loai con trung mui hoi am anh, che bien thanh mon ngon
Trong đời sống thực tế, các món ăn từ loài côn trùng này không gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Dù khi còn sống bọ xít có mùi hôi và gây ngứa, nhưng nếu chế biến thành bọ xít chiên giòn Yên Bái thì các chất độc sẽ phân hủy hết. (Ảnh: MiA)
Cứ vào mỗi độ tháng 4 khi hoa nhãn nở rộ, trên từng chùm hoa lại có những chú bọ xít bám đầy. Nếu nhiều nơi xem bọ xít là con vật phải tiêu diệt và kinh sợ thì người dân xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn (Yên Bái) lại sử dụng nó làm nguyên liệu. Họ thường rất trông chờ đến thời điểm này để chuẩn bị chăm sóc cho mùa quả ngọt mới và làm một đĩa bọ xít chiên giòn trên mâm.
Người dân cho rằng bọ xít nhãn là một loại côn trùng không độc hại và bổ cho sức khỏe. Thực chất bọ xít là loại ký sinh sống nhờ có tinh chất cây nhãn, trong khi đó nhãn còn là một loại hoa quả có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao.
Loai con trung mui hoi am anh, che bien thanh mon ngon-Hinh-2
Con bọ xít sau khi được sơ chế sạch sẽ đầu bếp mới tiếp tục nấu thành các món ngon theo ý thực khách. (Ảnh: MiA)
Người bản địa chế biến món bọ xít chiên giòn Yên Bái khá đơn giản. Đầu tiên để cho chúng không còn mùi hôi thường đầu bếp sẽ đem bọ đi ngâm vài tiếng cho tới khi chúng chết hẳn, bọt khí từ bọ xít bốc lên phủ kín mặt nước. Đợi xong người ta mới vớt ra, rửa sạch và để ráo mới đem đi sao vàng.
Bọ xít đã được sao vàng sẽ không còn mùi hăng hắc nữa mà trái lại còn vô cùng thơm. Để có đĩa bọ xít chiên giòn thơm ngon, người nấu bỏ đầu, cánh, rút ruột rồi đem chiên với dầu hoặc mỡ. Điểm đặc biệt nhất là không cần ướp thêm gia vị (kể cả mắm, muối hay bột ngọt) cũng đủ hấp dẫn và đúng vị.
Khi ăn, đầu bếp sẽ đổ dầu lưng chảo, xúc bọ xít vào rổ sắt, nhúng vào dầu sôi một lát rồi bỏ ra đĩa là hoàn tất. Gia vị duy nhất để ăn cùng món bọ xít chiên giòn Yên Bái là lá chanh thái chỉ và một ít nước cốt chanh. Món bọ xít chiên giòn hấp dẫn với màu vàng bắt mắt, hương vị ngọt ngậy còn vương vấn nơi đầu lưỡi và độ giòn hiếm có, nếu có được một ly rượu nhâm nhi nhắm mồi cùng thì còn gì bằng nữa phải không nào?
Món ăn đặc sản ở Yên Bái: Măng vầu cuốn thịt không chế biến cầu kỳ, phức tạp nhưng vẫn chinh phục được các thực khách khó tính nhất
Loai con trung mui hoi am anh, che bien thanh mon ngon-Hinh-3
Từng lớp lá non cuốn với nhân thịt xếp lên trên cùng bởi nó dễ chín. Khi nồi nóng lên, cho thêm ít nước và giữ lửa vừa phải, liên tục đun tới khi măng mềm và chín tới thì dừng. (Ảnh: MiA)
Món ăn này tuy không cầu kỳ, chỉ sử dụng những nguyên liệu đơn sơ như măng vầu, rau răm, trứng, thịt ba chỉ và các loại gia vị, nhưng hương vị thơm ngon khó cưỡng của nó là thứ cực kỳ hấp dẫn thực khách.
Măng vầu xuất hiện nhiều ở huyện Văn Chấn, Thị xã Nghĩa Lộ, Trấn Yên. Giống măng này thuộc họ tre, thân nhỏ và không gai mọc trong rừng hoang trên núi. Hằng năm vào mỗi độ tháng 12, tháng Giêng khi mưa xuân bắt đầu lất phất cũng là lúc măng bắt đầu nhú lên từ dưới lớp lá hoại mục, lộ ra hai tai bé xanh thẫm.
Măng vầu ngon nhất xuất hiện vào khoảng tháng 12 – giữa tháng 3, đó là những củ măng to, tròn và siêu ngọt. Người địa phương thì có một kinh nghiệm lâu năm là khi nào có sấm thì măng đắng nhiều hơn, hơi khó ăn.
Khi đến Yên Bái du lịch, các "tín đồ xê dịch" có thể bắt gặp măng vầu ở khắp mọi nơi, từ thành phố cho tới chợ huyện vùng cao. Nó cũng là nguyên liệu chính cho mọi người chế biến măng vầu cuốn thịt Yên Bái với hương vị đặc biệt, thường xuất hiện trong mâm cơm hằng ngày cũng như trong các nhà hàng, tiệc cưới của người dân nơi đây.
Khi ăn măng vầu cuốn thịt Yên Bái, người ta sẽ cắt khúc ngắn từng cuộn, đặt khoanh tròn lên đĩa sao cho thật đẹp mắt. Cảm nhận đầu tiên của thực khách khi thưởng thức món ăn này là hương vị giòn ngọt, đăng đắng hòa quyện với sự béo ngậy của thịt, mùi thơm của rau răm.
Trước đây, nước chấm hay được nấu từ mẻ. Cách làm cũng đơn giản, cho 2 thìa mẻ vào chảo rán cho vàng thì cho nước vào, thế là đã có bát nước chấm thơm mà chua dìu dịu. Nhưng ngày nay theo khẩu vị hiện đại, mọi người thường chuộng chấm mắm tỏi ớt hơn.
Món ăn đặc sản ở Yên Bái: Muôn kiểu chế biến và thưởng thức đặc sản "Pà mẳm" khiến bao người nhớ mãi
Loai con trung mui hoi am anh, che bien thanh mon ngon-Hinh-4
Mẳm có thể được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. (Ảnh: MiA)
Pà mẳm là tên gọi của đồng bào Thái, có nghĩa là mắm cá. Ngoài ra, người Thái có khá nhiều loại mắm (mẳm) được gọi tên theo nguyên liệu dùng để chế biến như: mẳm làm bằng tôm có tên là mắm củng hoặc mắm manh khẩu san, nếu làm từ con quăng sẽ được gọi là mẳm tắc ten, bằng châu chấu thì gọi là mẳm hén, còn bằng bọ nước sẽ gọi là mẳm pà dí. Tuy nhiên, ngon và đặc sắc nhất phải kể đến là pà mẳm cá chép.
Nguyên liệu chính để làm nên món Pà mẳm chính là cá và thưởng các loại cá được chọn sẽ là cá có mình dẹt, vảy. Đối với những loại cá không vảy, mình tròn thì rất ít được chọn để làm. Cụ thể, cá mắm được chế biến chủ yếu từ cá chép, thính gạo nếp, ớt tương băm nhỏ, riềng, quế chi và hạt sẻn.
Điểm đặc sắc nhất trong quy trình chế biến của Pà mẳm chính là thời gian đợi đến lúc có thể thưởng thức được kéo dài trong khoảng thời gian lên đến 3 năm.
Một trong những mẹo thưởng thức Pà mẳm đúng chuẩn nhất là du khách nên ăn kèm với cơm nếp, lá sung và đặc biệt không thể thiếu rượu trắng của dân tộc Thái. Sự kết hợp độc đáo này đã tạo nên hương vị đậm đà, cay nồng và thơm ngon khiến ai thưởng thức cũng phải xuýt xoa. Nếu không muốn ăn sống, thực khách có thể "biến tấu" chúng thành món chéo mẳm, rán với mỡ hớt nước làm nước chấm hay làm món pho mẳm đều được.
Món ăn đặc sản ở Yên Bái: Cá sỉnh Nậm Thia nổi tiếng là đặc sản quý giá và được săn đón rất nhiều tại Mường Lò, Yên Bái
Loai con trung mui hoi am anh, che bien thanh mon ngon-Hinh-5
Thưởng thức miếng cá sỉnh nướng vàng rộm, thơm lừng với cơm nếp xôi dẻo ta mới thấy hết cái vị ngọt béo của cá, vị cay của quả ớt đầu sàn nhà mẹ, quả mắc khén ven bản, màu xanh của hành, của rau thơm lẫn màu đỏ của ớt, màu vàng của cá nướng. (Ảnh: MiA)
Cá sỉnh Nậm Thia không chỉ là là món ăn vô cùng quý giá trong bữa cơm thường ngày của người Thái Tây Bắc, mà còn là đặc sản đắt giá đối với người dân Mường Lò. Bề ngoài nhỏ nhắn của chúng khá giống cá trôi Ấn Độ, khác biệt ở chỗ môi của cá sỉnh Nậm Thìa hơi dày và có màu đen xanh.
Loài cá này xương mềm và ít, đầu nhỏ, mình vừa dài vừa thon, vẩy trắng lăn tăn như hoa bạc, lườn 2 bên ánh xanh. Thịt của chúng đặc biệt ngọt đậm thơm ngon và chắc nịch.
Cá sỉnh Nậm Thia thường được rán, nướng hoặc hấp… vô cùng đa dạng. Để đãi khách, người Thái đặc biệt chế biến cá sỉnh Nậm Thia thành vô số món ăn độc đáo như: Pa nắm (cá mắm), Pa Khính xổm (cá chua hay cá sấy gác bếp)…
Loai con trung mui hoi am anh, che bien thanh mon ngon-Hinh-6
Chỉ bằng cá chép và thính gạo nếp, hạt sẻn, ớt tươi băm nhỏ, xả, riềng, quế chi, đồng bào Thái đã chế biến được món "Pà mẳm" ngon mà đậm đà hương vị. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)
Không thể không kể đến "Pa Kính Pỉnh", món ăn này dùng cá sỉnh tươi, thoa chút muối, kẹp bằng gắp tre nướng than hồng đến khi nào mỡ cá chảy ra, cháy xèo xèo trên than, mình cá chuyển vàng là có thể dùng ngay được. Pa Kính Pỉnh chấm muối với chanh, gừng, hạt sen… hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho du khách gần xa.
Cầu kì hơn, người Thái Mường Lò còn làm món "Pa móôc" để đãi khách. Cá được bỏ ruột, cạo vẩy, dùng gia vị như: hạt sẻn, ớt, muối, tỏi, gừng tía… giã nhỏ nhồi vào bụng cá, dùng lạt nhỏ buộc kín lại. Toàn bộ cá được bọc trong lá chuối rừng non bằng nhiều lớp, rồi vùi trong tro nóng bên bếp lửa nhà sàn. Mùi thơm của gia vị quyện vào cá, cộng thêm cái mát mơn man bên mâm rượu nhà sàn, chắc hẳn thưởng thức một lần sẽ không bao giờ quên.
Món ăn đặc sản ở Yên Bái: Với vị thơm lừng của lá dứa và gạo nếp, bánh chim gâu là món đặc sản khiến các tín đồ ẩm thực "say như điếu đổ"
Loai con trung mui hoi am anh, che bien thanh mon ngon-Hinh-7
Người Cao Lan gọi là bánh chim gâu bởi lớp vỏ bọc ngoài bánh là những chiếc lá dứa rừng được đan thành hình con chim gâu (chim gâu là tên gọi khác của loài chim cu gáy). (Ảnh: dantoctongiao.congly.vn)
Bánh chim gâu Yên Bái là bánh của người dân tộc Cao Lan, nguyên liệu chính để làm nên bánh chim gâu là gạo nếp, gói bên ngoài là lá dứa rừng có mùi hương thoang thoảng. Không chỉ là món ăn dân dã để chống đói hằng ngày, người Cao Lan đặc biệt yêu thích bánh bởi nó còn mang ý nghĩa to lớn về tình mẫu tử.
Để làm được bánh chim gâu Yên Bái, người Cao Lan phải lên rừng hay đồi cao để tìm lá dứa. Lá dừng rừng vốn là một vị thuốc chữa bệnh dạ dày, lá còn có mùi hương thoang thoảng, nên nếu dùng lá gói sẽ tạo ra được vị thơm ngon cho bánh, lại vừa chữa được bệnh. Nguyên liệu chính để làm nên bánh chim gâu Yên bái chính là gạo nếp, mà phải còn là loại ngon nhất.
Người gói đan lá dứa rừng lại thành hình con chim gâu, sau đó thì nhồi gạo nếp vào trong lá, gói lại và mang đi luộc, và quan trọng là trong suốt quá trình phải để bánh ngập trong nước. Bánh sẽ chín sau khoảng 1 tiếng, khi bánh chín thì vớt ra, để ráo nước và cắt đôi bánh rồi thưởng thức.
Bên cạnh người Cao Lan, thì bánh chim gâu Yên Bái cũng là đặc sản của người dân tộc Dao tại vùng đất Yên Bái. Người Dao thường sẽ mang loại bánh này đi làm nương rẫy để chống đói lúc giữa buổi làm hoặc dùng ăn thay bữa trưa. Trẻ em người Dao cũng được mẹ chuẩn bị bánh chim gâu để mang theo đến trường, cùng chia sẻ với bạn bè.
Bánh chim gâu Yên Bái ngoài hình dáng như con chim gâu, thì người Dao còn có thể thắt lá dứa thành nhiều hình thù khác như con nhện, con ve sầu… Dù vậy nhân bánh bên trong vẫn là loại gạo nếp thơm ngon. Dù chiếc bánh giản dị nhưng lại làm ấm lòng biết bao tín đồ ẩm thực mỗi khi có dịp ghé thăm thưởng thức.
Món ăn đặc sản ở Yên Bái: Măng chua héo – đặc sản mang theo tinh hoa, hơi thở của đất trời
Loai con trung mui hoi am anh, che bien thanh mon ngon-Hinh-8
Măng chua héo Yên Bái là một trong những món ngon đặc sản của đồng bào Tày, Thái với hương vị phảng phất bóng hình của núi rừng Tây Bắc. Chính nét riêng biệt đã khiến măng dễ dàng có ngay "một chỗ đứng" vững chắc trong tâm trí của những ai lần đầu thưởng thức mùi vị đậm đà này. (Ảnh: MiA)
Măng chua héo Yên Bái trong tiếng dân tộc còn được gọi là "nó xổm héo", đây là một đặc sản nổi tiếng của đồng bào Thái, Tày sinh sống ở Tây Bắc nước ta, đặc biệt là ở tỉnh Yên Bái. Món ăn được chế biến đơn giản từ bương, nứa, vầu, và đặc biệt không thể thiếu nguyên liệu chính là măng tre… Hương vị của món ăn này cũng lạ như chính cái tên vậy. Bên cạnh mùi vị đậm đà, một số người còn cảm nhận được hương vị hoang sơ tựa như cảm giác của núi rừng Tây Bắc mang lại.
Măng tươi non để chế biến thành món măng chua héo thường được người dân tranh thủ hái khi lên rừng, lên nương hay lên rẫy. Cứ đến mỗi mùa cuối thu, món măng chua héo Yên Bái lại được kéo dài thêm thời gian bảo quản và trở thành nguồn thức ăn trữ rất tốt.
Du khách có thể dùng măng chua héo để nấu cùng với thịt vịt, thịt gà hay thịt lợn. Ngoài ra, xào cũng là một trong những công thức chế biến hấp dẫn được nhiều người ưa chuộng. Hương vị của măng chua héo rất riêng, không thể lẫn vào đâu được và mọi người có thể dễ dàng phân biệt được ngay với những món ăn được chế biến từ các loại măng khác.
Có thể nói rằng, mùi vị ấy chính là sự hòa quyện của hương rừng, hương đất cùng sự tinh khiết, trong lành của nước, đất và cả khí trời của vùng núi cao nơi đây. Dường như những tinh túy của đất trời đều ẩn chứa trong từng lát măng, làm nên những hương vị vô cùng đặc sắc, gây vấn vương cho bất kỳ ai ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.

* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại

Gỡ tên "Hòa Phát" khỏi khu sinh thái dưới cầu Vĩnh Tuy

Tấm biển “Khu sinh thái Hòa Phát” được gỡ xuống khỏi quần thể sân tập golf, nhà, hồ, bể bơi dưới chân cầu Vĩnh Tuy mà Tiền Phong phản ánh.

Theo kháo sát của phóng viên, sáng 12/7, tại khu vực này, dòng chữ màu xanh dương “Khu sinh thái Hoà Phát” đã được gỡ bỏ hoàn toàn.

Phó công an xã sàm sỡ nữ sinh lớp 9 nhận cái kết đắng

(Kiến Thức) - Với hành động lẻn vào nhà dân, ôm ấp sờ mó vùng nhạy cảm của nữ sinh lớp 9, Phó trưởng công an xã Thạnh Quới đã bị buộc thôi việc kể từ ngày 3/7/2018 vì vi phạm về đạo đức lối sống.

Thông tin tới PV về vụ việc Phó công an xã sàm sỡ nữ sinh lớp 9, chiều ngày 5/7, UBND huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định cho ông Trần Chí Dũng (44 tuổi) - Phó trưởng công an xã Thạnh Quới thôi việc kể từ ngày 3/7/2018 vì vi phạm về đạo đức lối sống.
Đảng ủy xã Thạnh Quới cũng ra quyết định kỷ luật về mặt Đảng đối với ông Dũng bằng hình thức cảnh cáo.

Giá vàng hôm nay 18/6: Đầu tuần lấy đà tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 18/6 tăng nhẹ, các nhà đầu tư đang nhìn thấy lạc quan cho thị trường kim loại quý.

Hợp đồng vàng giao tháng 8 trên sàn Comex của New York Mercantile Exchange tăng giảm nhẹ và chốt phiên tại ngưỡng 1.299 USD/ounce.

Tin mới