Loại củ chống ung thư tự nhiên, hỗ trợ điều trị tiểu đường, tim mạch

Đây là một loại gia vị phổ biến trong căn bếp của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, không chỉ dùng để chế biến món ăn, loại củ này còn có những công dụng đặc biệt hỗ trợ cho sức khỏe con người.

Nghệ là một loại gia vị, dược liệu tự nhiên phổ biến ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Không chỉ dùng trong nấu nướng chế biến các món ăn, nghệ còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khoẻ nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của chúng.
Trong nghệ rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp kiểm soát cholesterol xấu trong máu. Nó còn chứa nhiều loại vitamin thiết yếu nhóm B như vitamin B6, B3, B9, B2. Những hợp chất này giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu, da hồng hào, ngăn chặn các bệnh do bức xạ, bệnh viêm da, nám da, tàn nhang.
“Thuốc” chống ung thư tự nhiên
Trong nghệ vàng có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học gọi là curcuminoids, trong đó hoạt chất nhiều nhất là curcumin. Curcumin là một polyphenol chịu trách nhiệm tạo ra màu vàng tươi của nghệ. Curcumin có hoạt tính như một kháng sinh có tác dụng chống viêm rất mạnh.
Một số nghiên cứu cho thấy chất curcumin trong nghệ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm cả việc chống lại các tế bào gây ra những bệnh ung thư nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư vú.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta không có đủ bằng chứng và nghiên cứu chuẩn xác về việc sử dụng chất curcumin từ nghệ để ngăn ngừa và điều trị ung thư. Tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung thảo dược nào, bao gồm cả curcumin. Bởi nó có thể tác động đến hiệu quả điều trị của một số loại thuốc, trong đó có cả các loại thuốc hoá trị ung thư.
Loai cu chong ung thu tu nhien, ho tro dieu tri tieu duong, tim mach
Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Nghệ vàng từ lâu đã được Đông y coi là một vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau. Gia vị này đã được chứng minh là có tác dụng ngăn tiểu cầu kết tập, giúp giảm nguy cơ hình thành huyết khối. Nghiên cứu cho thấy nghệ có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch.
Chất curcumin có trong củ này có thể ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, hồi phục chức năng tim và giảm việc hình thành sẹo. Ngoài ra, curcumins còn tác dụng trực tiếp lên tế bào bằng cách ngăn ngừa việc sản sinh quá nhiều protein bất thường, chống lão hóa hiệu quả và giảm được cholesterol trong máu.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Không chỉ chống ung thư và tiểu đường, curcumin có trong củ nghệ còn giúp điều chỉnh chuyển hóa lipid ở người bệnh tiểu đường. Chúng hoạt động bằng cách thay đổi hoạt động của các enzym tham gia vào quá trình trao đổi chất để giảm mức triglyceride và cholesterol trong máu.
Những công dụng này đều hỗ trợ cực tốt cho việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên cần biết cách sử dụng đúng liều lượng để tránh những tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, nghệ cũng không còn là loại gia vị lạ lẫm trong việc điều trị mụn viêm, các vết thâm, sẹo hay vết thương. Với tính kháng viêm tốt, hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh các vết chưa lành, nghệ đã được sử dụng phổ biến trong cả đông và tây y. Có rất nhiều loại thuốc bôi trên thị trường được chiết xuất từ loại củ này.
Lưu ý sử dụng đúng liều lượng
Cũng giống như các loại củ khác, dùng cái gì quá nhiều cũng sẽ gây nên những tác dụng ngược. Nếu sử dụng quá nhiều nghệ trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị vàng da, tiêu chảy và buồn nôn. Có không ít các trường hợp bệnh viện phải chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân tắc ruột, dị ứng, thậm chí bị khó thở, lở loét toàn thân, suy đa phủ tạng nguy hiểm tới tính mạng vì cơ địa dị ứng với nghệ.
Tốt nhất những người phụ nữ đang mang thai, muốn thụ thai, người bị thiếu máu, trào ngược dạ dày hay chuẩn bị phẫu thuật thì không nên sử dụng nghệ. Mặc dù đây là loại củ rất lành tính, tuy nhiên khi mắc căn bệnh nào đó, tốt hơn hết là bạn vẫn nên đến bệnh viện thăm khám và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ.

Đánh bay nhiệt miệng bằng dầu dừa, mật ong

Nhiệt miệng lành tính nhưng gây khó chịu cho người mắc. Bạn có thể sử dụng chính các thực phẩm sẵn có tại nhà để điều trị.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, thời gian qua, nhiều bệnh nhân than thở vì bị nhiệt miệng. Nhiệt miệng lành tính và có thể tự lành sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, bệnh gây cảm giác đau rát khó chịu nhất là khi ăn.

Bạn có thể tự xử lý nhiệt miệng bằng các sản phẩm trong nhà mình. Một số thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, chống viêm, tốt trong việc chữa lành vết thương, có thể giúp cải thiện nhiệt miệng hiệu quả như mật ong, dầu dừa, nước đậu đen rang.

Bôi mật ong Bác sĩ Vũ cho biết theo y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, không độc; có công năng bổ dưỡng tỳ vị, tăng sinh lực, dưỡng huyết, nhuận phế, nhuận tràng, trị các chứng ho mãn tính, ho ra máu, thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa vi khuẩn. Mật ong còn có tác dụng làm đẹp, chữa lành vết thương, giải độc cơ thể và trị nhiệt miệng.

Mật ong có chứa hydroperoxide tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm giúp thúc đẩy mau lành vết thương. Nguồn vi chất dinh dưỡng dồi dào trong mật ong như kẽm, sắt, kali còn giúp tăng sức đề kháng và ngăn cho nhiệt miệng tái phát.

Danh bay nhiet mieng bang dau dua, mat ong

Trị nhiệt miệng bằng mật ong, đơn giản lại dễ làm.

Theo bác sĩ Vũ, sử dụng mật ong trị nhiệt miệng có thể làm bằng nhiều cách khác nhau. Người dân hay sử dụng bôi trực tiếp mật ong vào vùng nhiệt miệng. Sau khi vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước chuyên dụng bạn lấy tăm bông chấm vào mật ong và thấm nhẹ nhiều lần trực tiếp lên vết loét giúp thẩm thấu sâu vào vết thương. Bạn giữ nguyên mật ong trong khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện 2-3 lần/ngày và duy trì trong 10 ngày liên tục.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngậm mật ong trong khoảng một phút và đảo đều nhiều lần xung quanh vết thương thay cho nước súc miệng rồi súc miệng lại bằng nước ấm để làm sạch phần khoang miệng và lợi. Thực hiện liên tục 3-5 ngày sẽ giảm tình trạng nhiệt miệng.

Bác sĩ Vũ cũng lưu ý các trường hợp không nên dùng mật ong: Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai, người huyết áp thấp hoặc đường máu thấp, xơ gan, tiểu đường, rối loạn chức năng tiêu hóa, người mới phẫu thuật, có tiền sử dị ứng với một số thành phần của mật ong.

Sử dụng dầu dừa

Bác sĩ Vũ cho biết dầu dừa là nguyên liệu dễ tìm. Dầu dừa được dùng trong làm đẹp như tẩy trang, dưỡng da toàn thân, chống rạn da, hạn chế nếp nhăn, tẩy tế bào chết, mượt tóc. Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn tốt, giúp vết loét nhiệt miệng giảm sưng đau nhanh chóng. Trong thành phần dầu dừa có chứa acid lauric, là chất kháng viêm tự nhiên giúp vết loét miệng bớt đỏ, giảm đau, giảm sưng và giảm sự khó chịu trong khoang miệng. Dùng dầu dừa trị nhiệt miệng ở thể nhẹ, bạn có thể dùng bôi trực tiếp vài lần mỗi ngày, sau khi vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, cho đến khi vết thương lành. Hoặc bạn dùng dầu dừa súc miệng đợi khoảng 30 giây thì nhổ ra, mỗi ngày 2-3 lần.

Bác sĩ Vũ cho biết khi bôi dầu dừa trị nhiệt miệng bạn hạn chế nuốt nước bọt. Dầu dừa tác dụng bao phủ lên vị trí nhiệt miệng.

Ngoài ra, để giảm tình trạng nhiệt miệng bạn nên lựa chọn thêm các thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt như chè đậu xanh, canh mướp đắng, nước ép cà chua, nước ép rau má… Nếu nhiệt miệng kéo dài kèm theo sốt bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ.

 

Loại rau mọc đầy ở vùng quê nhưng chống ung thư cực tốt

Khi đã biết lá tía tô có tác dụng gì với sức khỏe chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến cách chế biến dược liệu thần kỳ này.

Tin mới