Loại củ mọc mầm được ví như ‘vàng trong góc bếp’

Tỏi là thứ gia vị mà hầu như nhà nào cũng có. Củ tỏi được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Hầu hết chúng ta đều biết đến tỏi như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống lại nhiều loại cầu khuẩn, trực khuẩn, virus,…

Bên cạnh đó, tỏi chứa một loại phytoncide bay hơi có vị cay, chứa lưu huỳnh là allicin. Vì vậy mà tỏi rất hữu ích cho những người bị bệnh tim mạch, đường huyết cao, huyết áp cao. Khi tỏi mọc mầm, tác dụng của nó còn mạnh hơn nhiều.

Chống ung thư

Tỏi mọc mầm được xem là vị thuốc tự nhiên có công dụng phòng ngừa ung thư hiệu quả. Lý do là quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical – một chất có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trong cơ thể.

Ngoài ra, tỏi cũng sản xuất ra một lượng lớn các chất chống gốc tự do, góp phần kiểm soát nguy cơ ung thư từ đầu nguồn.

Loai cu moc mam duoc vi nhu ‘vang trong goc bep’
 
Chống say tàu xe, chữa ho gà
Người hay bị say tàu xe, máy bay, say sóng có thể cắt tỏi thành những miếng nhỏ rồi dùng băng dính dính lên rốn trước khi đi khoảng 30 phút để loại bỏ và giảm thiểu những cảm giác khó chịu khi say xe.
Với người bị ho gà, có thể lấy 15g tỏi mọc mầm, 6g đường nâu nấu với gừng và nước, uống 2-3 lần mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.
Tăng cường hệ miễn dịch
Đối với người bị cảm lạnh, ho hoặc nhiễm trùng, tỏi mọc mầm là một phương thuốc hữu hiệu. Chúng cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng tế bào. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nhờ đó, ăn tỏi mọc mầm giúp phòng ngừa cảm lạnh và loại bỏ các triệu chứng ngộ độc thức ăn như tiêu chảy, đau bụng,…
Chống lão hóa
Trong tỏi mọc mầm có các thành phần dinh dưỡng và chất chống oxy hóa nên có khả năng loại bỏ được các gốc tự do trong cơ thể. Vì vậy, thường xuyên ăn tỏi mọc mầm giúp cơ thể bạn ngăn chặn được sự xuất hiện của các dấu hiệu của các dấu hiệu già hóa, nếp nhăn, đồi mồi,… Bên cạnh đó, ăn tỏi mọc mầm cũng giúp làm giảm sự suy nhược của các cơ quan trong cơ thể.

Hành, tỏi mọc mầm có độc không?

(Kiến Thức) - Thời tiết nồm ẩm kéo dài khiến cho hành, tỏi khô thi nhau mọc mầm. Nhiều người lo ngại hành, tỏi mọc mầm sẽ sinh ra chất độc như khoai tây nên không dám dùng. 

Không ăn vì kém ngon
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, trong các loại rau, củ mà con người sử dụng làm thực phẩm gần như chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Ngoài khoai tây ra thì các loại cây củ khác khi mọc mầm thì không độc, hoặc thậm chí lại ăn rất ngon, ví dụ như bắp cải cũng mọc mầm, ăn rất ngọt và thơm. Đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, gừng, riềng, hành khô... khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố. 

Lưu ý chọn và bảo quản hành tây tươi ngon

(Kiến Thức) - Nếu như tủ lạnh là nơi lý tưởng để bảo quản thực phẩm thì đối với hành tây lại không như vậy.

Hành tây có ba loại chính là trắng, vàng và tím. Tùy theo nhu cầu chế biến món ăn mà có thể lựa chọn màu phù hợp. Nhìn chung, hành màu đậm thì càng hăng hơn. Hăng nhất là loại hành tím và ngọt nhất là hành trắng.
 Hành tây có ba loại chính là trắng, vàng và tím. Tùy theo nhu cầu chế biến món ăn mà có thể lựa chọn màu phù hợp. Nhìn chung, hành màu đậm thì càng hăng hơn. Hăng nhất là loại hành tím và ngọt nhất là hành trắng.

Tin mới