Khoai sâm là đặc sản nổi tiếng từ lâu ở Lào Cai (còn gọi là sâm đất, địa tàng thiên, hoàng shin cô, sâm Fanxipan, sâm đất, Địa Tạng Thiên, Thượng Đẳng Sâm…).
Bên ngoài khoai sâm bề ngoài giống củ khoai lang, nhưng ruột trắng trong hoặc màu ngà, thơm như nhân sâm, bổ dưỡng và rẻ tiền. Giá khoai sâm sỉ ở mức 15.000 - 35.000 đồng một kg.
Sâm đất là loại cây thân thảo mọc đứng, chiều cao trung bình khoảng 60-70 cm. Lá cây có hình trái xoan thuôn, cuống rất ngắn, phiến lá sâm đất hơi dày, mép lá có hình lượn sóng và xanh bóng cả hai mặt, mọc so le nhau. Cây sâm đất có hoa màu hồng nhỏ, xếp thành từng chùm thưa mọc ở ngọn thân và các nhánh Hoa sâm đất nở độ tháng 6-7. Quả sâm đất nhỏ khi chín có màu xám tro. Hạt sâm đất rất nhỏ, dẹt thường cho thu hoạch hạt khoảng tháng 9-10.
Cây sâm đất có thể trồng từ hạt hoặc trồng từ thân hoặc củ giống (hay còn được gọi là trồng từ hom). Mỗi cách trồng đều có sự khác nhau và cách chăm sóc sao cho phù hợp.
Sâm đất chứa nhiều dinh dưỡng như sau: Carbohydrate: 106g, Fructan: 62g, Đường 26g, chất đạm 3.7g, Chất xơ: 3.6g, chất béo: 0.244g… vitamin A và C, sắt và pectin rất tốt cho sức khỏe.
Củ khoai sâm được ưa chuộng vì giá rẻ, chế biến nhiều món ăn lạ miệng, hương vị thơm ngon.
Nhiều người dùng lá sâm đất để nấu canh, luộc ăn thay rau vì có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Phần củ chế biến thành nhiều món ngon đa dạng như canh xương khoai sâm, khoai sâm trộn nộm, khoai sâm xào thịt bò… Hoặc đơn giản là ép lấy nước uống.
Sâm đất tuy bổ nhưng không nên dùng quá nhiều. Đặc biệt với những người đầy bụng, phụ nữ có thai, người mắc gout tránh ăn loại củ này vì có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.