Loài hoa 3000 năm nở một lần xuất hiện ở Nghệ An

Thân hoa như một sợi chỉ, có bông màu trắng li ti. Theo tương truyền, phải 3000 năm thì loài hoa Ưu Đàm này mới nở một lần.

Thân hoa như một sợi chỉ, có bông màu trắng li ti với chiều dài chưa đến 1cm. Theo tương truyền, phải 3000 năm thì loài hoa Ưu Đàm này mới nở một lần.
Anh Nguyễn Đức Huy (SN 1982, trú phường Quang Trung, TP.Vinh, Nghệ An), chủ nhân của những bông hoa “quý hiếm” này cho biết, sáng 27/5, khi anh lên sân thượng của gia đình mình để chăm sóc cây cảnh thì bất ngờ phát hiện loài hoa này.
Loai hoa 3000 nam no mot lan xuat hien o Nghe An
Hoa có thân rất nhỏ, búp li ti màu trắng. 
“Tôi cũng không biết đây là hoa Ưu Đàm đâu, nhưng thấy lạ, nên mới vào xem trên mạng thì biết được thông tin và xác nhận đây đúng là loài hoa cực hiếm này”, anh Huy nói.
Theo quan sát, thân hoa như một sợi chỉ, có bông màu trắng li ti với chiều dài chưa đến 1cm.
Theo truyền thuyết, cứ 3.000 năm, hoa mới nở một lần. Hoa Ưu Đàm có thể mọc trên bất cứ vật liệu nào như kim loại, kính, gỗ… Hoa Ưu Đàm còn có tên gọi khác là Udumbara hay còn gọi là Ưu Đàm bà la. Tương truyền loài hoa linh thiêng của nhà Phật này “3.000 năm mới nở một lần”, và có ý nghĩa “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ trời”.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học đây chỉ là một loại nấm. Những bông hoa này thường mọc thành dãy với chiều cao khoảng gần 10cm. Hoa có thân mảnh như sợi tơ. Bông có màu trắng tinh khiết.
Mời quý độc giả xem video chuyện lạ Cá uống bia (nguồn Youtube):

Gặp lão nông trăm tỷ ở đất Hà thành

Chỉ với 2 bàn tay trắng, từ mảnh vườn cằn cỗi, bạc màu của cha ông để lại, lão nông Nguyễn Văn Sơn (ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội) bằng nghị lực và ý chí đã "hái vàng".

Từ hai bàn tay trắng…

Vốn sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo khó, tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Văn Sơn đã lớn lên trong cái đói nghèo bủa vây, với biết bao thăng trầm, bão táp. Nhấp ngụp chè mặn chát, ông Sơn trải lòng mình với PV.

Lão cựu binh "sành điệu"

(Kiến Thức) - Hơn 40 năm qua, ông Nguyễn Văn Đổng sưu tầm những kỷ vật của người lính trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ.

Bản đồ chôn các chiến sĩ ở Tây Nam Bộ
Ông Đổng (thôn Văn Giang, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) trước đây từng là thành viên trong biệt động Sài Gòn. Tiểu đoàn của ông có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội chủ lực tỉnh Long An chống sự càn quét của địch. "Trong một lần chiến đấu chống lại sự càn quét của giặc Mỹ, tôi đã bị trọng thương. Năm 1971, tôi được đơn vị cho phục viên, trở về địa phương tôi mất 57% sức khoẻ, thương binh hạng 3/4", ông Đổng cho biết.

Tin mới