Loài hoa nguy hiểm nhất thế giới, đẹp nhưng cực độc
Những bông hoa đẹp và dược tính độc đáo của nó đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên toàn thế giới.
Theo Thanh Nga/Người Đưa Tin
Xem toàn bộ ảnh
Cây Datura (Cà độc dược) được biết đến là một trong những loại cây nguy hiểm nhất thế giới. Những bông hoa đẹp và dược tính độc đáo của nó đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên toàn thế giới, được xếp nhóm độc bảng A.
Toàn bộ cây Datura đều có độc, bao gồm lá, hoa và quả. Loài hoa này chứa loại alkaloid sinh học, bao gồm alkaloid Datura và atropine có thể gây chóng mặt, ảo giác, đồng tử mở to, nhịp tim tăng, triệu chứng về đường tiêu hóa và nhiều trường hợp ngộ độc nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Hoa Tử đằng (Wisteria sinensis) là loài hoa họ đậu, dây leo, hoa thành từng chùm màu tím rất đẹp, lại có mùi thơm.
Tuy nhiên, nếu ăn phải hoa Tử đằng sẽ bị trúng độc, nôn ói, chuột rút và tiêu chảy.
Hoa Cẩm tú cầu (Hydrangea) có hình dáng giống quả cầu mây màu trắng, xanh, hồng tím rất đẹp, đôi khi ta vẫn thấy nhiều người trồng làm cảnh.
Hoa và lá của loài hoa này đều chứa chất kịch độc gây ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội, để lâu sẽ dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
Muồng hoàng yến (hoa Bò cạp vàng, hoa Osaka) là cây thân gỗ, tán tròn. Hoa có màu vàng nở thành từng chùm rực rỡ rất bắt mắt.
Muồng hoàng yến có độc cả cây, từ lá, hoa cho đến quả, hạt, nếu không cẩn thận sẽ bị ngộ độc.
Hoa Rum (Arum) đẹp và ưa nhìn nên được nhiều người trồng làm cảnh hoặc cắm lọ trưng bày.
Lá và củ của hoa Rum có chứa nhiều chất độc calcium oxalate gây bị ngộ độc, triệu chứng thường thấy là ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.
Trúc đào có độc tính rất cao, gây nguy hiểm đối với hệ tim mạch. Các bộ phận như thân cây, lá, hoa, trái, hạt trúc đào đều có độc, chính vì thế nên cẩn trọng khi tiếp xúc với hoa.
Khi ăn phải sẽ buồn nôn dữ dội, nhức đầu, mệt lả, tiêu chảy liên tục, loạn nhịp tim nghiêm trọng. Không kịp thời cứu chữa nạn nhân bị trụy tim mạch dẫn tới tử vong.
Hoa Ngoắt nghẻo (Gloriosa superba) mang tính kịch độc cao mà nếu lỡ ăn phải sẽ gây mất cảm giác ở lưỡi, hôn mê, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Hoa Cần nước (Conium maculatum) còn gọi nó là hoa độc cần, cây râu quỷ, cây hải ly độc, có khả năng gây chết người trong gang tấc.
Người bị trúng độc thường co giật mạnh, đau đớn, buồn nôn, chuột rút và run cơ. Những người sống sót sau ngộ độc thường bị mất trí nhớ.
Hoa Thụy hương rất được ưa chuộng dùng để trang trí trong vườn nhà.
Tuy nhiên, đây lại là một loại cây vô cùng độc hại chứa chất mezerein có độc tính rất cao. Vô tình ăn phải quả hoặc lá của cây sẽ nôn mửa dữ dội, xuất huyết trong, hôn mê rồi dẫn đến tử vong.
Hoa Dạ hương trong đêm sẽ phát tán ra rất nhiều các hạt nhỏ có tác dụng kích thích khứu giác, người ta thường trồng một bụi nhỏ hoa này quanh nhà vì chúng có tác dụng đuổi muỗi.
Nếu hít quá nhiều và tiếp xúc quá lâu mùi hoa dạ hương thì sẽ làm cho tóc rụng nhanh, những người bị cao huyết áp và người bị bệnh tim chóng mặt hoa mắt, khó chịu, còn làm bệnh tình nghiêm trọng hơn
Hoa Ngũ sắc mọc hoang ở nhiều nơi, hiện nay mọi người thường trồng thành chậu làm cảnh, do loại cây này ra hoa quanh năm.
Quả cây hoa Ngũ sắc lại có chất độc lantanin alkaloid, lantadene A, khiến người ăn phải bị bỏng rát đường ruột, giãn cơ, hay rối loạn tuần hoàn máu.
Hoa Đỗ quyên thường được trồng làm cảnh trong nhà vì loài cây này có khả năng hấp thụ các chất độc như lưu huỳnh dioxit, oxit nitric, nitơ dioxide, các chất phóng xạ và các khí độc hại khác, đồng thời có thể làm sạch không khí.
Nếu ăn phải đỗ quyên hoa trắng và hoa vàng, dù chỉ một lượng nhỏ cũng đủ để gây ngộ độc, nôn mửa và khó thở.