Loài linh trưởng đầu tiên biết đặt tên và gọi nhau bằng tên riêng

Trong thế giới tự nhiên, việc đặt tên và gọi nhau bằng tên riêng vốn được xem là đặc quyền của loài người, những sinh vật thông minh và biết sử dụng ngôn ngữ như một công cụ sắc bén để vận hành các mối quan hệ xã hội.

Không rõ từ khi nào và bao giờ, tổ tiên của chúng ta bắt đầu tiến hóa để có được khả năng này. Nhưng có lẽ, mọi chuyện đã xảy ra xung quanh một đống lửa ở Châu Phi cách đây hơn 1 triệu năm, một người Homo erectus đầu tiên đã nảy ra ý tưởng gọi anh bạn của mình là "UGrraaa" thay vì những danh từ chung như "Đằng ấy", "Anh bạn", "Anh chàng tóc dài cầm gậy".
Đặt tên giúp con người tiết kiệm thời gian, tránh nhầm lẫn khi phân công công việc và quan trọng nhất là tạo ra một thứ gọi là "danh tính cá nhân" - một khái niệm cao siêu mà chỉ loài người mới đủ thông minh để nghĩ ra.
Một cái tên có thể mang theo câu chuyện, lịch sử và cả vị thế xã hội của người đó. Nó trở thành biểu tượng, là lời nhắc nhở rằng họ không chỉ là một phần của một nhóm, mà còn là một cá thể riêng biệt với những suy nghĩ, cảm xúc và mong ước độc nhất.
Với tất cả sự phức tạp kể trên, loài người từ lâu đã tự tin mình là loài sinh vật duy nhất trên hành tinh biết đặt tên và gọi nhau bằng tên riêng. Bởi ngay cả những con linh trưởng họ hàng gần nhất với chúng ta là tinh tinh cũng không biết làm điều đó. Chúng vẫn đang ở một trình độ phát triển bậc thấp, mà từng con tinh tinh phải nhớ ra nhau bằng khuôn mặt, giọng nói và cử chỉ.
Vậy mà trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học bất ngờ phát hiện Marmoset, một loài linh trưởng nhỏ còn được gọi là khỉ sóc ở Nam Mỹ, lại có khả năng đặt tên cho nhau. Những con khỉ này sử dụng các tiếng gọi cụ thể, được gọi là "phee-calls", để gọi nhau.
Các nhà khoa học cho rằng đây là một hành vi có tính "nhận thức cao", chưa từng được quan sát thấy trên các loài linh trưởng không phải người.
Loai linh truong dau tien biet dat ten va goi nhau bang ten rieng
Marmoset, một loài linh trưởng nhỏ còn được gọi là khỉ sóc ở Nam Mỹ, có khả năng đặt tên riêng cho nhau. 
 
Nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Hebrew, Israel. Trong đó, họ đã tiến hành một thí nghiệm rất đơn giản để xác nhận khả năng ngôn ngữ của một nhóm 10 con khỉ Marmoset.
"Chúng tôi đặt mỗi cặp 2 con khỉ Marmoset vào cùng 1 căn phòng và chắn một rào chắn để chúng không thể nhìn thấy nhau. Khi làm như vậy, cặp khỉ sẽ chỉ có thể nói chuyện với nhau và bằng một cách rất tự nhiên chúng đã làm vậy", Tiến sĩ David Omer, tác giả chính của nghiên cứu đến từ Trung tâm Khoa học Não bộ Safra của Đại học Hebrew, cho biết.
Nhóm của Tiến sĩ Omer đã ghi lại toàn bộ cuộc trò chuyện giữa các cặp khỉ Marmoset, tổng cộng là 10 con đến từ 3 gia đình khác nhau. Các cuộc trò chuyện được ghi âm và phân tích bằng chương trình máy tính, thứ có thể tìm ra các "từ" giống nhau được lũ khỉ sử dụng thường xuyên.
Khi kết hợp với ngữ cảnh mà các từ này được sử dụng, Tiến sĩ Omer có thể xác nhận rằng đó chính là "tên" mà những con khỉ Marmoset đặt cho một con khỉ khác.
Loai linh truong dau tien biet dat ten va goi nhau bang ten rieng-Hinh-2
Mô hình thí nghiệm và âm thanh Phee-calls mà các nhà khoa học ghi nhận được phân tích bằng máy tính. 
 
Tiếng kêu của khỉ Marmoset thường được gọi là "phee-calls" vì chúng thường tạo ra các âm thanh như tiếng còi "phiiii phiii". Các âm điệu biến hóa trong dải sóng này được khỉ Marmoset biến tấu để đặt tên cho nhau. Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng một con khỉ Marmoset sẽ gọi một con khỉ khác là "Phi", một con khác là "Phi Phi", những cái tên khá đáng yêu.
"Trước đây, chúng tôi nghĩ rằng tiếng kêu của các loài linh trưởng không phải con người là một loại giao tiếp được xác định về mặt di truyền và không có tính linh hoạt", Tiến sĩ Omer nói. "Nhưng bây giờ chúng tôi đã thấy rằng khỉ Marmoset có khả năng tạo ra những từ vựng một cách hết sức đa dạng".
Theo nghiên cứu, loài khỉ Marmoset dựa nhiều vào thị giác nhưng cũng thể hiện một "chuỗi phức tạp các tiếng gọi xã hội" - mà "phee calls" chỉ là một trong số ngôn ngữ đó. Những tiếng gọi này thường được sử dụng để giao tiếp khi chúng không nhìn thấy nhau.
Với việc gọi nhau bằng tên riêng, Tiến sĩ Omer quan sát thấy khỉ Marmoset có thể phân biệt giữa những cuộc giao tiếp chỉ định cho chúng hoặc không liên quan đến chúng. Chẳng hạn, khi một con khỉ gọi Phi, nó sẽ nói chuyện với Phi còn con khỉ Phi Phi sẽ không tham gia cuộc đối thoại.
Trước đây, những tiếng gọi này được hiểu như một phương pháp "xác định vị trí bản thân", Tiến sĩ Omer cho biết - tức là một cách để thông báo vị trí của chúng cho những con khác. Nhưng nghiên cứu mới đã chỉ ra các âm thanh "phee calls" này thực sự là những tín hiệu "gắn nhãn" như những cái tên cụ thể của lũ khỉ Marmoset.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy điều này ở loài linh trưởng không phải con người", các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo.
Loai linh truong dau tien biet dat ten va goi nhau bang ten rieng-Hinh-3
Tiến sĩ David Omer, tác giả chính của nghiên cứu đến từ Trung tâm Khoa học Não bộ Safra của Đại học Hebrew. 
 
Phân tích hàng trăm bản ghi âm từ các thí nghiệm cũng tiết lộ những con khỉ Marmoset trong cùng một nhóm sử dụng "nhãn âm thanh tương tự để gọi các cá thể khác nhau" và có "đặc điểm âm thanh tương tự để mã hóa các tên gọi của chúng". Điều này có thể được hiểu tương tự như tiếng địa phương của con người.
Những con khỉ không cùng huyết thống nhưng có thể sử dụng cùng một "phương ngữ" cho thấy đây là hành vi học tập chứ không phải di truyền. Nó giống như một người gốc Bắc nhưng sinh ra và lớn lên ở Miền Nam sẽ nói giọng Miền Nam thay vì giọng Bắc như cha mẹ mình.
"Chúng tôi có thể chắc chắn rằng đã có một quá trình học tập diễn ra ở đây. Khỉ Marmoset có thể đặt tên cho các thành viên trong gia đình - và điều này không phải do di truyền", Tiến sĩ Omer khẳng định.
Nghiên cứu là một bằng chứng cung cấp những hiểu biết mới về cách ngôn ngữ và giao tiếp xã hội của con người hình thành trong quá khứ.
"Cho đến nay, chúng ta vốn nghĩ rằng ngôn ngữ con người là một hiện tượng 'Big Bang' xuất hiện từ hư không và chỉ xảy ra ở con người - điều này hoàn toàn trái ngược với lý thuyết tiến hóa.
Phát hiện này, cùng với các phát hiện khác, lần đầu tiên gợi ý rằng đã có những sự phát triển của tiền ngôn ngữ ở loài linh trưởng không phải con người và chúng ta có thể sẽ còn tìm thấy những bằng chứng cho thấy đó là một quá trình tiến hóa", Tến sĩ Omer nói.
Đầu năm nay, một nghiên cứu khác cũng phát hiện voi châu Phi có thể gọi nhau bằng các tiếng gọi cá nhân hóa, giống như tên riêng mà con người sử dụng. Ngoài ra, hành vi gọi nhau bằng tên riêng cũng đã từng được ghi nhận ở cá heo. Nhưng trên động vật linh trưởng, việc gọi tên chưa từng được biết đến, ngoại trừ ở con người.
Bây giờ, phát hiện mới sẽ thêm loài khỉ Marmoset vào "ngồi cùng mâm" với các loài động vật có ngôn ngữ phát triển nhất hành tinh. Giữa những tán rừng xanh um đâu đó ở Nam Mỹ, ngay lúc này, những chú khỉ Marmoset có thể đang tổ chức những "buổi họp mặt gia đình" đầy sôi nổi.
Trong đó, chúng có thể điểm nhau danh và hỏi nhau những câu như: "Sao chưa thấy Phi Phi tới?", "Phi Phi suốt ngày cao su", "Ai gọi Phi Phi đi".

Linh trưởng bất ngờ xuất hiện tại khu dân cư Hòa Bình: Loài cực hiếm!

Cá thể động vật quý này có thể xuất phát từ rừng và đi vào khu vực dân cư để tìm thức ăn, sau đó bị bắt gặp bởi người dân.

Linh trưởng bất ngờ xuất hiện tại khu dân cư Hòa Bình: Loài cực hiếm!
Linh truong bat ngo xuat hien tai khu dan cu Hoa Binh: Loai cuc hiem!
Mới đây, một người phụ nữ ở xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc, Hòa Bình, phát hiện một cá thể linh trưởng có vẻ là khỉ đang di chuyển trên đường.  

Cười lăn lộn loài linh trưởng mũi to, nhại lại như bò

Khỉ vòi hay khỉ mũi vòi là một loài khỉ đặc hữu của các hòn đảo tại Đông Nam Á. Điều gây chú ý nhất ở chúng có lẽ là chiếc mũi vừa to, vừa dài.

Cuoi lan lon loai linh truong mui to, nhai lai nhu bo
 Khỉ vòi, hay còn được gọi là khỉ mũi dài. Trong tiếng Mã Lai, chúng còn được gọi với một tên nữa là Bekantan. Khỉ vòi thuộc họ linh trưởng, có pháp danh khoa học là Nasalis larvatus.

Lộ diện hành tinh chứa sự sống hệt Trái đất giữa hệ Mặt Trời

Các nhà khoa học đã phát hiện bằng chứng cho thấy Sao Kim từng có sông, hồ và biển giống như Trái Đất.

Lo dien hanh tinh chua su song het Trai dat giua he Mat Troi
Ban đầu, Sao Kim có tỷ lệ HDO/H2O tương tự Trái Đất, nhưng theo thời gian, bức xạ Mặt Trời đã làm tăng tỷ lệ này đáng kể, cho thấy nước trên Sao Kim đã bốc hơi và biến mất dần. Phát hiện này thách thức hiểu biết của chúng ta về lịch sử nước của Sao Kim và khả năng nơi này từng có thể sinh sống được trong quá khứ. 

Tin mới