Kiểm soát tốt lượng đường trong máu là chìa khóa giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Ảnh minh họa |
Với người bị tiểu đường chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để duy trì sức khỏe ổn định. Cần tránh những loại quả này vì dù không ngọt nhưng có thể khiến đường huyết tăng. Ảnh minh họa |
Chanh dây vốn dĩ có vị chua nhiều hơn ngọt, nhưng hàm lượng đường cũng gần xấp xỉ 13% và chất xơ thì rất ít. Chính vì thế, chanh dây có thể khiến đường huyết tăng rất nhanh, dù bạn chỉ mới ăn có một ít. Ảnh minh họa |
|
Thanh long có vị nhạt và về cơ bản không có vị ngọt rõ ràng.. Thanh long có tác dụng giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói ở những bệnh nhân tiền tiểu đường nhưng với những người đã mắc tiểu đường, tác dụng này đã không còn. Ăn thanh long thường xuyên cũng có thể khiến lượng đường trong máu dễ tăng cao. Điều này là do thanh long có hàm lượng đường cao và chỉ số đường huyết cao, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường trầm trọng hơn sau khi ăn. Ảnh minh họa |
Quả lựu: Khá nhiều người sử dụng quả lựu để giảm cân tuy nhiên thực tế quả lựu cũng là một trong những loại trái cây tuy không quá ngọt nhưng cũng chứa hàm lượng đường tương đối cao tới 14%. |
Táo đỏ tuy không quá ngọt, nhưng táo đỏ tươi chứa đến xấp xỉ 35% đường, táo đỏ phơi khô chứa đến 60% đường. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên kiểm soát tốt lượng táo đỏ trong ăn uống thường ngày để tránh đường máu tăng cao. Ảnh minh họa |
Táo thường có vị chua xen lẫn vị ngọt dịu, vì vậy nhiều người có thể không liệt nó vào thực phẩm chứa nhiều đường. Một quả táo cỡ trung bình chứa 95 calo, 25 gram carbs và 14% vitamin C cung cấp hàng ngày. Táo chứa nhiều carbs có thể làm tăng lượng đường huyết. Ảnh Vinmec |
Cách ăn trái cây tránh tăng đường huyết: Nên ăn trái cây sau khi ăn bữa chính 2 tiếng hoặc hơn, vì nếu ăn ngay sau khi kết thúc bữa sẽ làm đường huyết tăng đột ngột. |
Hạn chế sử dụng trái cây sấy khô, vì hàm lượng đường trong quả khô lớn hơn nhiều lần so với quả tươi. Ảnh minh họa |
Không nên sử dụng trái cây tươi dưới dạng nước ép hay sinh tố, vì như vậy vô hình trung bạn đã loại bỏ các chất xơ hòa tan nên sẽ làm cho đường trong máu được hấp thu nhanh và gây tăng đường huyết. Ảnh minh họa |