Loại quả tác dụng ức chế ung thư nhưng cực hại nếu ăn nhiều

Mướp đắng có nhiều tác dụng cho cơ thể, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu, hạ đường huyết.

Loại quả tác dụng ức chế ung thư nhưng cực hại nếu ăn nhiều

Tác dụng của mướp đắng với sức khỏe

Mướp đắng hoặc Momordica charantia, là loại trái cây nhiệt đới, giống bầu, được cho là mang lại nhiều lợi ích. Mướp đắng được sử dụng như loại thực phẩm, loại nước ép được gọi là nước ép karela, hoặc như một loại trà.

Ngoài món ăn, mướp đắng được sử dụng như một phương thuốc có khả năng hạ nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt, rôm sảy, hỗ trợ điều trị tiểu đường, chống lão hóa thậm chí là phòng chống ung thư.

Loai qua tac dung uc che ung thu nhung cuc hai neu an nhieu
Ăn mướp đắng giúp trẻ hóa làn da, chống ung thư.

Tiến sĩ Rajesh Agarwal, lãnh đạo chương trình ngăn ngừa và kiểm soát ung thư tại trung tâm ung thư CU đồng thời là giáo sư trường Đại học Khoa học Dược phẩm Skaggs cho biết, từ 2012, những nhà nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của chiết xuất mướp đắng lên các tế bào ung thư vú chỉ trong một đĩa nuôi cấy tế bào Petri. Những nghiên cứu này ngày càng đạt được nhiều kết quả khả quan.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mướp đắng, một loại quả mà người dân châu Á hay sử dụng cho bữa ăn của mình, nhận thấy rằng nó có tác dụng hữu hiệu ngăn chặn việc chuyển hóa glucose của các tế bào ung thư tuyến tụy, hạn chế nguồn năng lượng và từ đó tiêu diệt chúng.

Ngoài ra, với hàm lượng vitamin C cao, mướp đắng giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do, vốn là nguyên nhân của hiện tượng lão hóa và các bệnh mãn tính trong đó có ung thư.

Đặc biệt, chứa phytonutrient, Polypeptide-P- một insulin, mướp đắng có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó còn có công dụng hạ đường huyết để cải thiện quá trình tổng hợp glycogen trong cơ thể. Chính điều này giúp đỡ trong việc điều trị bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách giảm lượng đường trong máu.

Tác hại của mướp đắng ít người biết

Mướp đắng là loại thực phẩm được cho là đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nhưng loại quả này cũng sở hữu một số mặt trái mà ít người biết.

Gây tan máu: Trong hạt mướp đắng chứa một hoạt chất là vicine, khả năng tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào. Điều này gián tiếp làm tan máu.

Loai qua tac dung uc che ung thu nhung cuc hai neu an nhieu-Hinh-2

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mướp đắng sẽ gây tan máu, khó tiêu.

Ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ: Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.

Cồn cào ruột gan: Ăn mướp đắng khi đói sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.

Hạ đường huyết đột ngột: Mướp đắng chứa p-insulin, mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.

Những điều cần lưu ý khi ăn mướp đắng

- Nên ăn mướp đắng với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng.

- Không kết hợp sử dụng khổ qua với tôm, hoặc ăn cùng lúc với sườn heo chiên hay măng cụt.

- Tránh uống trà xanh sau khi ăn khổ qua vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Thay vào đó, nên đợi một vài tiếng sau khi ăn xong rồi mới uống. Không nên ăn khổ qua khi bụng đói.

Loai qua tac dung uc che ung thu nhung cuc hai neu an nhieu-Hinh-3
Loai qua tac dung uc che ung thu nhung cuc hai neu an nhieu-Hinh-4

Không nên kết hợp mướp đắng với tôm hay sườn heo chiên.

Người không dễ mắc ung thư thường có 4 đặc điểm này

Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng 1/3 bệnh ung thư có thể phòng ngừa được. Do đó, bạn hãy duy trì một thói quen sống lành mạnh để tránh xa căn bệnh này.

Người không dễ mắc ung thư thường có 4 đặc điểm này

Có nhiều người tự hỏi, vì sao ung thư lại khó lường đến vậy? Có người còn rất trẻ đã phát hiện ung thư rồi đột ngột qua đời. Nhưng có nhiều cụ già đã 80 - 90 tuổi vẫn sống khỏe mạnh, không hề bị ung thư "tấn công". Câu trả lời chỉ có thể vì thói quen sống của họ rất khác biệt.

Ai cũng có khả năng mắc ung thư. Tuy nhiên do thói quen sinh hoạt, môi trường sống mà thể trạng mỗi người một khác. Các nghiên cứu cho thấy hơn 80% bệnh ung thư đều xuất phát từ yếu tố môi trường và lối sống không lành mạnh, từ đó ảnh hưởng đến miễn dịch của cơ thể. Dù việc chẩn đoán bệnh ung thư từ sớm rất quan trọng, nhưng cách tốt nhất vẫn là điều chỉnh những thói quen sống lành mạnh ngay từ ban đầu.

4 dấu hiệu của căn bệnh ung thư hay gặp ở người trẻ

Trong những năm gần đây, ung thư đại trực tràng có dấu hiệu trẻ hóa rõ rệt, tăng gần gấp đôi ở những người dưới 55 tuổi.

4 dấu hiệu của căn bệnh ung thư hay gặp ở người trẻ

4 dau hieu cua can benh ung thu hay gap o nguoi tre

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa trong thời gian gần đây. Ảnh: Prevention.

Theo một công bố trên tạp chí của Viện Ung thư Mỹ, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở những người dưới 55 tuổi đã tăng gần gấp đôi trong 20 năm qua, từ 11% lên 20%.

Đến tháng có biểu hiện này, khám ung thư ngay

Nếu phụ nữ có kinh nguyệt không đều, ra máu liên tục trước và sau mãn kinh thì có thể bị ung thư nội mạc tử cung. Chỉ cần phát hiện sớm thì tỷ lệ sống thêm 5 năm của giai đoạn đầu có thể lên tới 97%.

Đến tháng có biểu hiện này, khám ung thư ngay
Cô Hứa, 50 tuổi, người Trung Quốc, đã có gia đình, thời gian vừa qua lượng kinh nguyệt rất nhiều, nồng độ huyết sắc tố giảm xuống còn 7 (giá trị bình thường là khoảng 12 đến 16), kiểm tra siêu âm cho thấy adenomyosis kết hợp với nội mạc tử cung dày lên.
Sau khi đánh giá, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị tăng sản nội mạc tử cung (tổn thương tiền ung thư), nếu không được điều trị, khoảng 1-3% trường hợp tăng sản nội mạc tử cung sẽ trở thành ung thư nội mạc tử cung.

Tin mới