Cải thảo có gì để chống ung thư?
Các chuyên gia Mỹ cho biết hợp chất isothiocyanate có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Hơn nữa, cải thảo rất giàu sulforaphane. Chất này có thể kích thích tế bào của con người sản sinh ra các enzyme có lợi cho cơ thể, từ đó hình thành lớp màng bảo vệ chống lại sự ăn mòn của các chất gây ung thư từ bên ngoài. Sulforaphane là thành phần chống ung thư mạnh nhất được tìm thấy trong rau củ cho đến nay.
Các chuyên gia ở Hàn Quốc cũng đã phân tích thành phần của 23 giống cải thảo và phát hiện cải thảo có chứa 14 loại chất có tác dụng chống ung thư, trong đó có chất glucosinolate. Glucosinolate là một hợp chất có khả năng chống lại các thành phần gây độc, các chất gây ung thư hoặc các chất thúc đẩy quá trình phát triển của bệnh ung thư trong cơ thể. Đặc biệt, hầu hết các giống cải thảo đều chứa trung bình khoản 2,31 mg/g chất glucosinolate nhóm indol, một hợp chất có hiệu quả phòng ngừa ung thư.
Ngoài ra, chất glucobrassicin được sử dụng như nguồn dược liệu chính để điều chế các hợp chất cần thiết trong một số loại thuốc chữa ung thư cũng có mặt trong các giống cải thảo với tỷ lệ là 0,8 mg/g, nhiều hơn so với bông cải xanh (0,7 mg/g).
Theo các nghiên cứu của cơ quan trên, trong tổng số 23 giống cải thảo, giống có nhiều hàm lượng chất glucosinolate nhất là giống có tên “Kkori” với 14 mg/g.
Tác dụng khác của cải thảo
Ngăn ngừa rối loạn tim mạch
Cải thảo chứa lượng đáng kể vitamin B9, là công cụ chính để cải thiện hoạt động của tim. Loại vitamin này giúp loại bỏ homocysteine - nguyên nhân chính gây ra các cơn đau tim, đồng thời cũng kiểm soát mức độ lắng đọng của cholesterol trong tim, do đó đảm bảo tránh được các rối loạn hệ thống tim mạch.
Tốt cho não bộ
Cải thảo được gọi là “thực phẩm cho não” vì hàm lượng đồng trong loại rau này chiếm 11,67% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Tiêu thụ thực phẩm giàu đồng không chỉ giúp kích thích các quá trình suy nghĩ mà còn duy trì khả năng hoạt động trí óc sáng suốt và thúc đẩy tư duy vượt trội.
Tăng cường sức đề kháng
Cải thảo là loại rau xanh chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, đáp ứng hơn 45% nhu cầu hàng ngày. Vitamin C tham gia vào quá trình hình thành tế bào bạch cầu trung tính, giúp củng cố hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh.
Cải thiện tiêu hóa
Sử dụng nhiều cải thảo là cách tuyệt vời để giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh. Vì cải thảo giàu chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên. Chất xơ trong cải thảo cũng làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột. Vì đây là nguồn nhiên liệu chính cho các loài vi khuẩn thân thiện như Bifidobacteria và Lactobacilli. Những vi khuẩn này thực hiện các chức năng quan trọng như bảo vệ hệ thống miễn dịch và sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin K2 và B12.
Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt
Thường xuyên bổ sung cải thảo trong thực đơn ăn uống sẽ giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như tăng huyết áp, chóng mặt, thay đổi tâm trạng,… nhờ vào hàm lượng sắt cao có trong loại rau này.
Điều trị cảm lạnh thông thường
Cải thảo là nguồn cung cấp vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh và ho. Ngoài ra, vitamin C còn làm tăng tốc độ hấp thụ sắt, từ đó tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại nhiễm trùng và chống lại virus có hại.
Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh hen suyễn
Thường xuyên ăn nhiều thực phẩm giàu magie như cải thảo giúp thư giãn cơ phế quản và điều hòa nhịp thở, trị chứng thở khò khè, ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Khi mắc chứng bệnh này, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nên sử dụng thêm cải thảo trong các bữa ăn. Có thể sử dụng món ăn bài thuốc từ cải thảo hầm cùng đậu hũ ky và táo đỏ rất tốt cho người bệnh hen suyễn.
Giúp da khỏe đẹp
Mùa thu đông, thời tiết hanh khô dễ khiến làn da khô ráp, nứt nẻ. Sử dụng thường xuyên những loại rau mọng nước, giàu vitamin như cải thảo sẽ tăng cường bù nước cho làn da, dưỡng da mịn màng hơn.