Loài rết lớn mới phát hiện ở tỉnh Quảng Bình có gì đặc biệt?

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Far Eastern Entomologist, một loài rết lớn mới được phát hiện trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Đó là loài rết Scolopendra pinguis Pocock, 1891 có kích thước lên tới 6,5 cm.

Nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam vừa công bố trên tạp chí Far Eastern Entomologist về việc lần đầu tiên phát hiện loài rết lớn Scolopendra pinguis Pocock, 1891 tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Theo đó, đây là lần đầu ghi nhận loài rết này tại Việt Nam, đánh dấu sự mở rộng phạm vi phân bố về phía Đông của loài này ở Đông Nam Á.
Theo các chuyên gia, rết Scolopendra pinguis thuộc họ Scolopendridae có chiều dài trung bình khoảng 5,5 cm. Một số con có thể đạt chiều dài tối đa lên đến 6,5 cm. Các đốt râu đầu tiên của loài rết này không có lông, trong khi các đốt sau có lớp lông tơ nhỏ bao phủ. Đầu của nó có màu xanh đậm ở phía trước và màu vàng nhạt ở phần sau. Đây là màu sắc đặc trưng của loài này. Thêm nữa, các chi cuối cùng của chúng khá dài và mỏng.
Loai ret lon moi phat hien o tinh Quang Binh co gi dac biet?
Loài rết Scolopendra pinguis Pocock, 1891 mới được phát hiện tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Ảnh: Thạc sĩ Lê Xuân Sơn.
Thạc sĩ Lê Xuân Sơn, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, trước khi được phát hiện ở Việt Nam, loài rết Scolopendra pinguis từng được ghi nhận tại Myanmar, Thái Lan và Lào. Việc phát hiện loài rết này trong hệ sinh thái rừng đá vôi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho thấy loài này cũng phân bố ở khu vực có độ ẩm cao và thảm lá dày, đặc biệt tại những khu rừng tre và rừng thường trên nền đá vôi.
Các mẫu vật thu thập tại Phong Nha - Kẻ Bàng có đặc điểm khác biệt so với các mẫu được tìm thấy tại Thái Lan và Lào. Cụ thể, trên lưng và bụng của các mẫu vật được phát hiện ở Việt Nam có các lỗ nhỏ rải rác trong khi ở Lào và Thái Lan không ghi nhận đặc điểm này.
Các nhà nghiên cứu đã cố định và bảo quản các mẫu vật Scolopendra pinguis mới phát hiện trong cồn 70 - 80% tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để phân tích chi tiết về loài rết này.

Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.

Sự thật ngã ngửa về siêu rết khổng lồ gây náo loạn MXH

Mới đây, cộng đồng mạng Nhật Bản được một phen thất kinh với hình ảnh siêu rết khổng lồ nhìn vô cùng đáng sợ. Tuy nhiên, sự thật đằng sau khiến ai cũng ngã ngửa. 

Su that nga ngua ve sieu ret khong lo gay nao loan MXH
 Một tài khoản tên u/ Saucy_Lemur đã chia sẻ lên mạng xã hội hình ảnh siêu rết khổng lồ vô cùng đáng sợ mà mình đã gặp trong thời gian sống tại Nhật Bản khiến ai cũng kinh hãi.

Con rết ai cũng sợ và tránh, sao gà lại không sợ?

Những người sống ở nông thôn có thể sợ một số loài động vật: rắn độc, ong bắp cày, đỉa, rết… Trong số đó, rết quá ẩn mình, nếu không chú ý sẽ bị cắn, cảm giác đó thật đau đớn.

Cận cảnh loài rết khổng lồ cổ xưa, to ngang chiếc ô tô nhỏ

Loài rết khổng lồ cổ đại đã được tái tạo lại và xuất hiện trong loạt phim "Life on Our Planet" trên Netflix.

Theo trang Live Science đưa tin, loài rết khổng lồ đã tuyệt chủng Arthropleura mới đây đã được hồi sinh trong bản tái tạo tuyệt đẹp cho loạt phim Netflix "Life on Our Planet". Bộ phim làm nổi bật một con rết 300 triệu năm tuổi có chiều dài bằng một chiếc ô tô nhỏ đang bò quanh rừng để tìm kiếm bạn tình của mình. Được biết, Arthropleura dài 8,5 feet (2,6 mét) và rộng 1,6 feet (0,5 m) là loài cuốn chiếu lớn nhất từng sống, nó có thể nặng khoảng 110 pound (50 kg).

Tin mới