Loài rồng đất thoát khỏi thảm họa tuyệt chủng nhờ... bị săn bắn
Nhiều nghiên cứu cho rằng, quá trình phát triển và thích nghi với môi trường của rồng đất Komodo có sự giúp sức của tổ tiên loài người. Việc tiến hóa cùng con người giúp chúng có lợi thế di truyền hơn so với nhiều loài khác.
Thùy Dung
Xem toàn bộ ảnh
Các nhà khoa học đã phát hiện ra những động vật lớn tiến hóa cùng với con người thuở sơ khai có lợi thế di truyền so với nhiều loài khác.
Bởi khi tổ tiên loài người học cách săn bắt, nhưng động vật lớn như rồng đất Komodo phát triển và chọn lọc cơ chế tự vệ giúp chúng tồn tại.
Nhiều nơi trên thế giới như Australia, nơi không có người cổ đại, mất dần các loài động vật lớn cho tới khi người hiện đại đặt chân tới đó.
"Tất cả động vật trên đất liền lớn hơn con người đều tuyệt chủng ở Australia và New Guinea. Tuy nhiên, ở các quần đảo như Flores, Philippines, và Sulawesi vẫn tồn tại. Bởi từ lâu ở nơi đó có loài người sinh sống, khiến động vật hoang dã trên đảo thích nghi sớm hơn với hoạt động săn bắt", Giáo sư Kristofer Helgen giải thích.
Rồng Komodo được gọi là rồng đất là bởi chúng không biết bay. Đây là một loài thằn lằn sống ở đảo Komodo, Rinca, Flores và Gili Motang thuộc Indonesia.
Chúng là loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại hiện nay. Một con rồng Komodo trưởng thành có thể dài đến 3 mét và nặng đến 70 kg.
Kích thước khổng lồ của rồng Komodo khiến chúng thống trị nơi mà chúng sinh sống. Thức ăn của chúng gồm có các loài động vật không xương sống, chim và động vật có vú. Vết cắn có chứa độc.
Rồng Komodo lần đầu tiên được ghi lại bởi các nhà khoa học phương Tây vào năm 1910. Tại Indonesia chúng là loại động vật được bảo vệ, và có hẳn 1 vườn quốc gia mang tên loài động vật này.
Rồng Komodo thích sống ở những nơi nóng, khô, và thường sống ở vùng đồng cỏ khô, thảo nguyên và rừng nhiệt đới ở độ cao thấp. Nó hoạt động mạnh nhất vào ban ngày. Tốc độ của chúng có thể đạt đến 20 km/h, lặn sâu tới 4,5m và trèo cây một cách thành thạo.
Những con rồng Komodo trưởng thành thường nặng khoảng 70 kg. Tuy nhiên, những con rồng được nuôi nhốt thường nặng hơn. Theo sách kỉ lục Guinnes, một con rồng Komodo đực có cân nặng lên đến 91kg, trong khi đó, con cái chỉ nặng đến 73 kg.
Rồng Komodo có đuôi dài bằng thân của nó. Chúng có khoảng 60 chiếc răng cưa và thường xuyên được thay thế. Nó cũng có lưỡi dài, màu vàng, sâu. Da của rồng Komodo được bao bọc bởi lớp vảy giáp như một bộ giáp tự nhiên.
Mời các bạn xem video: Những sát thủ ghê rợn của thế giới động vật