Loài sinh vật kỳ dị cá mập cắn xé cũng không chết

Loài sinh vật kỳ dị này sống ở đáy đại dương, cơ thể chúng có cấu tạo vô cùng đặc biệt giúp hạn chế tối đa việc tổn thương nội tạng khi bị cá mập tấn công.

Cá mập được mệnh danh là “sát thủ đại dương” bởi những vết cắn hiểm hóc. Tuy nhiên, khi gặp sinh vật kỳ dị này thì cá mập cũng phải ngán ngẩm.

Đó chính là cá mù hay còn được gọi với cái tên “lươn nhớt”. Đây là một loại sinh vật kỳ lạ bởi thị lực của chúng rất kém, chúng không thể nhìn rõ mọi vật. Tuy nhiên, nhờ có cơ thể đặc biệt nên dù bị “sát thủ đại dương” tấn công thì chúng cũng không hề hấn gì.

Cá mù là loài sinh vật kỳ bí dù bị cá mập tấn công cũng không hề hấn gì
 Cá mù là loài sinh vật kỳ bí dù bị cá mập tấn công cũng không hề hấn gì

Các nhà khoa học đang gặp khó khăn trong việc phân loại sinh vật này bởi không biết xác định chúng thuộc ngành động vật có xương sống hay không. Nhìn bề ngoài, loài sinh vật này giống lươn, thuộc lớp cá không hàm.

Khi bị tấn công bất ngờ, cá mù có cách tự vệ rất dị thường đó là phun ra một lượng lớn chất nhờn vào đối phương. Chính vì vậy mà loài cá này còn được biết đến như bậc thầy tiết chất nhờn. Kể cả những kẻ săn mồi lão luyện dưới đại dương cũng rất hiếm khi bắt được loài cá này.

Cá mù có cách tự vệ rất dị thường
 Cá mù có cách tự vệ rất dị thường

Cơ chế phòng thủ bí mật

Bên cạnh việc phòng thủ bằng cách tiết chất nhờn thì cá mù còn có một kiểu cơ chế phòng thủ nữa. Lớp da mềm dẻo và linh hoạt của cá mù sẽ giúp chúng hạn chế tối đa nhất những tổn thương.

Các nhà khoa học nhận thấy dù da của cá mù có bị cắn rách thì chúng cũng không bị tổn thương nội tạng nghiêm trọng. Da của lươn nhớt có độ chùng nhất định, do đó khi bị kẻ thù tấn công thì hàm răng của chúng cũng chỉ sượt qua cơ thể lươn nhớt. Đó cũng là lý do khiến nhiều kẻ săn mồi chán nản khi gặp lươn nhớt.

Da của lươn nhớt gồm 3 lớp, không có vảy. Thực tế, da của lươn nhớt cũng không bền chắc hơn nhiều các loài cá bống biển hay cá hồi vân. Mà bí mật phòng vệ của lươn nhớt nằm ở chỗ sự chùng nhão linh hoạt của da.

“Độ chùng lớn kết hợp khoảng tiếp xúc tối thiểu giữa da và các cơ thịt cho phép cơ thể của cá hagfish không bị thương tổn ngay cả khi da bị rách", phó giáo sư sinh vật học tại Đại học Chapman (Mỹ) Douglas Fudge chia sẻ.

Nhờ có lớp da linh hoạt mà cá mù hạn chế được những tổn thương nghiêm trọng khi bị kẻ săn mồi tấn công
 Nhờ có lớp da linh hoạt mà cá mù hạn chế được những tổn thương nghiêm trọng khi bị kẻ săn mồi tấn công

Chính bởi lớp da lỏng lẻo nên cá mù vẫn có thể sống sót dù bị cá mập Mako tấn công. Các nhà khoa học đã thực hiện thử nghiệm bằng cách lắp đặt răng của cá mập Mako, đặt xác cá mù vào bên trong mô hình và tiến hành thử nghiệm cắn rách da. Kết quả cho thấy dù da của cá mù bị cắn rách nhưng cơ bắp dưới da lại không hề tổn thương và cá mù vẫn sống sót sau cú đớp của cá mập Mako.

Chất nhờn có thể tạo thành loại vải siêu bền trong tương lai

Ngoài khả năng tự vệ ấn tượng thì cá mù còn có những đặc điểm đặc biệt. Chất nhờn của loài cá này có thể trở thành sợi trong tương lai. Sở dĩ như vậy là vì chất nhờn của cá mù có chứa hàng chục ngàn sợi protein vô cùng mảnh mai, nhỏ hơn tóc người khoảng 100 lần.

Chất nhờn của cá mù có thể tạo thành loại vải siêu bền trong tương lai
 Chất nhờn của cá mù có thể tạo thành loại vải siêu bền trong tương lai

Có khả năng sống trong nhiều tháng mà không cần thức ăn

Do quá trình trao đổi chất chậm và hấp thu dinh dưỡng qua da nên cá mù có khả năng sống trong nhiều tháng mà không cần thức ăn.

Mặt khác, cá mù còn có lượng máu khổng lồ, bao quanh cơ thể ở áp suất gần như không cao hơn với vùng nước xung quanh giúp loài vật này giảm tối đa tình trạng mất máu khi bị kẻ săn mồi tấn công.

Độc chiêu đánh phủ đầu của sinh vật biển

(Kiến Thức) - Các loài như cá mù làn bay, giun lửa, mực vòng xanh… dùng màu sắc rực rỡ của cơ thể đánh phủ đầu, cảnh báo kẻ thù trước.

Giun lửa nổi bật với cơ thể nhiều sắc đỏ, rực rỡ như lửa, cùng lớp tơ mịn màu trắng nhọn, có ngạnh và dễ gãy giương quanh thân. Loài này dùng màu sắc cơ thể để cảnh báo trước kẻ tấn công, nếu buộc đụng độ, tơ lông của nó sẽ xuyên sâu vào da, gây cảm giác bỏng rát và ngứa, đôi khi rất đau.
Giun lửa nổi bật với cơ thể nhiều sắc đỏ, rực rỡ như lửa, cùng lớp tơ mịn màu trắng nhọn, có ngạnh và dễ gãy giương quanh thân. Loài này dùng màu sắc cơ thể để cảnh báo trước kẻ tấn công, nếu buộc đụng độ, tơ lông của nó sẽ xuyên sâu vào da, gây cảm giác bỏng rát và ngứa, đôi khi rất đau. 
"Nguy hiểm, đừng động vào tôi" là thông điệp cá mù làn bay gửi tới những kẻ săn mồi. Loài này thường bơi lừ đừ, ra vẻ tự tin vì một sức mạnh đáng sợ để cảnh báo các sinh vật khác. Nọc của nó có độc tố rất mạnh, gây cảm giác đau buốt khi chọc phải, khiến chỗ bị thương sưng phù, lâu lành, thậm chí có trường hợp gây tai biến tim hay hô hấp và cả tử vong.
"Nguy hiểm, đừng động vào tôi" là thông điệp mù làn bay gửi tới những kẻ săn mồi. Loài này thường bơi lừ đừ, ra vẻ tự tin vì một sức mạnh đáng sợ để cảnh báo các sinh vật khác. Nọc của nó có độc tố rất mạnh, gây cảm giác đau buốt khi chọc phải, khiến chỗ bị thương sưng phù, lâu lành, thậm chí có trường hợp gây tai biến tim hay hô hấp và cả tử vong. 
Hải sâm liếm ngón khác biệt hoàn toàn với đồng loại (thường có màu nâu nhạt), loài này có nhiều màu sắc, nổi bật trong môi trường sống, là một cách “đánh phủ đầu” của nó với các loài khác. Khi bị quấy rầy, nó thải chất độc vào nước.
Hải sâm liếm ngón khác biệt hoàn toàn với đồng loại (thường có màu nâu nhạt), loài này có nhiều màu sắc, nổi bật trong môi trường sống, là một cách “đánh phủ đầu” của nó với các loài khác. Khi bị quấy rầy, nó thải chất độc vào nước. 
Mực vòng xanh là loài mực tí hon, tầm vóc không quá 10 cm, nhưng vết cắn rất độc, có thể gây tử vong. Để cảnh báo các loài sinh vật khác đừng đụng vào, loài này có màu sắc đặc trưng là những đốm xanh dương trên nền vàng.
Mực vòng xanh là loài mực tí hon, tầm vóc không quá 10 cm, nhưng vết cắn rất độc, có thể gây tử vong. Để cảnh báo các loài sinh vật khác đừng đụng vào, loài này có màu sắc đặc trưng là những đốm xanh dương trên nền vàng. 
Cá đuôi chấm xanh dương ngoài màu sắc rực rỡ đe dọa kẻ thù, nó còn có những gai chắc, có đốt, ngạnh, mang nọc ở vị trí giữa đuôi. Khi bị đe dọa, đuôi cá quất về phía trước như cái roi, gây vết thương rách thịt vô cùng đau đớn.
Cá đuôi chấm xanh dương ngoài màu sắc rực rỡ đe dọa kẻ thù, nó còn có những gai chắc, có đốt, ngạnh, mang nọc ở vị trí giữa đuôi. Khi bị đe dọa, đuôi cá quất về phía trước như cái roi, gây vết thương rách thịt vô cùng đau đớn.  
Cá hộp có thân màu vàng trông rất đẹp mắt, nhưng là nỗi ám ảnh đối với các sinh vật biển khác. Loài này có cơ thể được bọc trong một khung xương như chiếc hộp, chỉ để nhô ra những phần linh hoạt như đuôi, vây, mắt. Chất độc dưới da của loài này rất mạnh, tiết ra mỗi khi cắn.
Cá hộp có thân màu vàng trông rất đẹp mắt, nhưng là nỗi ám ảnh đối với các sinh vật biển khác. Loài này có cơ thể được bọc trong một khung xương như chiếc hộp, chỉ để nhô ra những phần linh hoạt như đuôi, vây, mắt. Chất độc dưới da của loài này rất mạnh, tiết ra mỗi khi cắn.  

Ảnh cực độc về đôi mắt của động vật

(Kiến Thức) - Bạn tò mò về mắt của rắn độc Viper, bạch tuộc hay cá sấu...? Nhiếp ảnh gia Suren Manevlyan đã chụp cận cảnh đôi mắt nhiều động vật, vô cùng ấn tượng.

Kỹ thuật chụp macro (chụp cận cảnh) cung cấp những hình ảnh đáng kinh ngạc về đôi mắt của nhiều loài động vật. Ảnh: đôi mắt của những sinh vật thuộc bộ cá da trơn hiện lên dưới máy ảnh sẽ có hình dạng như thế này.
Kỹ thuật chụp macro (chụp cận cảnh) cung cấp những hình ảnh đáng kinh ngạc về đôi mắt của nhiều loài động vật. Ảnh: đôi mắt của những sinh vật thuộc bộ cá da trơn hiện lên dưới máy ảnh sẽ có hình dạng như thế này. 
Đôi mắt có chứa rất nhiều tế bào màu vàng này là của loài trăn Corallus hortulanus.
Đôi mắt có chứa rất nhiều tế bào màu vàng này là của loài trăn Corallus hortulanus. 
Đôi mắt ấn tượng của loài cá nóc nhím, chuyên săn mồi về ban đêm.
Đôi mắt ấn tượng của loài cá nóc nhím, chuyên săn mồi về ban đêm.  
Hình ảnh mắt ấn tượng của loài Rhinopias frondosa, một loài tia vây ăn thịt với các gai độc trong họ Cá mù làn.
Hình ảnh mắt ấn tượng của loài Rhinopias frondosa, một loài tia vây ăn thịt với các gai độc trong họ Cá mù làn. 
Cá sấu, một trong những sát thủ săn mồi đáng sợ nhất tự nhiên có đôi mắt xanh sắc lạnh.
Cá sấu, một trong những sát thủ săn mồi đáng sợ nhất tự nhiên có đôi mắt xanh sắc lạnh. 
Loài cá đá (rockfish) có cơ thể màu cam hơi hồng, nhưng đôi mắt lại có màu sắc như thế này.
Loài cá đá (rockfish) có cơ thể màu cam hơi hồng, nhưng đôi mắt lại có màu sắc như thế này. 
Mắt của tôm hùm có rất nhiều ô vuông nhỏ.
Mắt của tôm hùm có rất nhiều ô vuông nhỏ. 
Cá mù làn với đôi mắt lồi đặc trưng.
Cá mù làn với đôi mắt lồi đặc trưng. 
Đôi mắt hình thù đặc biệt của cá chào mào.
Đôi mắt hình thù đặc biệt của cá chào mào. 
Và đây là chân dung đôi mắt của một con cú.
Và đây là chân dung đôi mắt của một con cú. 
Những con cá đuối Thornback có đôi mắt lấp lánh ánh bạc.
Những con cá đuối Thornback có đôi mắt lấp lánh ánh bạc. 
Cá sư tử có các tua dài, thân có nhiều sọc màu đỏ, vàng, da cam, nâu, đen hoặc trắng và đôi mắt thế này.
sư tử có các tua dài, thân có nhiều sọc màu đỏ, vàng, da cam, nâu, đen hoặc trắng và đôi mắt thế này. 
Bạn thắc mắc đôi mắt của bạch tuộc? Chính là nó.
Bạn thắc mắc đôi mắt của bạch tuộc? Chính là nó. 
Mắt rắn độc Viper.
Mắt rắn độc Viper.

Tin mới