Loạn nguyên nhân hai máy bay chiến đấu Myanmar rơi trong một buổi sáng
(Kiến Thức) - Tại hiện trường vụ tai nạn thảm khốc, hai máy bay chiến đấu F-7 của Không quân Myanmar đã tan thành từng mảnh, nằm rải rác trên khắp cánh đồng.
Phượng Hồng (Tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
Sáng hôm qua (16/10) là một ngày “thảm nhất năm 2018” đối với Không quân Myanmar khi lực lượng này mất liên tiếp hai chiếc máy bay chiến đấu F-7 hiện đại chỉ trong vòng vài chục phút. Nguồn ảnh: Sina
NY Times dẫn lời ông U Aung Moe Nyo - tỉnh trưởng tỉnh Magway - miền trung Myanmar cho biết, hai máy bay F-7 dường như đã đâm phải tháp phát thanh lúc 7h30. Sau đó, một chiếc lao xuống đồng lúa, chiếc còn lại lao vào một ngôi chùa. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã dẫn một nguồn tin không chính thức cho rằng, cánh chiếc đầu tiên đâm vào cột tháp đã va vào cánh chiếc còn lại gây ra thảm kịch cho cả hai máy bay F-7. Nguồn ảnh: Sina
Dẫu vậy, có nguồn tin cho biết, vị trí vụ rơi chiếc thứ hai cách chiếc thứ nhất khoảng 16km. Nguồn ảnh: Sina
Đáng chú ý, thời điểm xảy ra vụ tai nạn máy bay quân sự ở Myanmar, khu vực trên có sương mù dày đặc, điều kiện thời tiết xấu. Ảnh: Đuôi một trong hai máy bay chiến đấu F-7 của Không quân Myanmar rơi ngày hôm qua. Nguồn ảnh: Sina
Hiện nguyên nhân thảm kịch vẫn đang được giấu kín, rất khó hiểu tại sao cả hai máy bay rơi gần như cùng một địa điểm. Nguồn ảnh: Sina
Hiện trường phát hiện mảnh xác máy bay được phong tỏa. Nguồn ảnh: Sina
Đáng chú ý, một học sinh nữ 10 tuổi bị một mảnh vỡ máy bay này rơi trúng đã tử vong sau khi được đưa vào bệnh viện. Nguồn ảnh: Sina
Đại diện chính quyền tỉnh Magway cho biết hai phi công không kịp nhảy dù thoát hiểm, thi thể của họ vẫn nằm trong xác máy bay. Nguồn ảnh: Sina
Không quân Myanmar đã hứng chịu một loạt tai nạn chết người trong những năm qua, dù Bộ Quốc phòng Myanmar liên tục mua sắm trang thiết bị mới từ nước ngoài. Khoảng 13% ngân sách quốc gia năm 2017 của nước này được dành cho quân đội. Nguồn ảnh: Sina
Một tiêm kích F-7 gặp nạn hồi cuối tháng 4 trong chuyến bay huấn luyện do sự cố kỹ thuật. Cuối năm ngoái, 122 binh sĩ và người thân của họ đã thiệt mạng khi vận tải cơ Y-8 do Trung Quốc sản xuất lao xuống biển. Nguồn ảnh: Sina
"Tần suất rơi máy bay cho thấy Myanmar đang gặp vấn đề với các khí tài quân sự do Trung Quốc sản xuất", U Ye Myo Hein, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị ở Yangon nhận xét. Nguồn ảnh: Sina
F-7 vốn là phiên bản xuất khẩu của dòng tiêm kích đánh chặn J-7 do Tổng Công ty công nghiệp Thành Đô (Trung Quốc) sản xuất trên cơ sở tham khảo dòng máy bay huyền thoại MiG-21 của Liên Xô. Myanmar hiện có trong biên chế 21 chiếc F-7M (3 chiếc tai nạn) và 6 chiếc FT-7 hai chỗ ngồi dùng trong huấn luyện phi công. Nguồn ảnh: Airlines
F-7M được Trung Quốc chế tạo với nhiều sửa đổi lớn về hệ thống điện tử hàng không công nghệ phương Tây, thay vì sử dụng khí tài sản xuất theo kiểu Liên Xô. Ví dụ như, F-7M tích hợp radar đo tầm Sky Ranger có phạm vi 15km, hệ thống HUD, máy tính dữ liệu trên không, camera pháo Type 2032...đều theo công nghệ của Anh và Mỹ. Nguồn ảnh: Airlines
Mời độc giả xem video: Chiến đấu cơ F-7 trong biên chế Không quân Myanmar. (nguồn Myanmar Defence)