Phù Nam là tên gọi của vương quốc cổ. Đến nay, nhiều bí ẩn về vương quốc này cần tiếp tục được nghiên cứu, làm rõ.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/ Zing
Xem toàn bộ ảnh
Theo sách "Lịch sử Việt Nam cổ trung đại", Phù Nam là tên gọi của vương quốc cổ, ra đời ở vùng Tây Nam Bộ khoảng đầu công nguyên. Theo các thư tịch cổ, vào giai đoạn thịnh trị, vương quốc Phù Nam kiểm soát nhiều vùng rộng lớn. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.
Theo sách "Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam", Óc Eo là nền văn hóa có nguồn gốc bản địa, mà chủ nhân là những cư dân Phù Nam. Nền văn hóa này phát triển trên nền tảng văn hóa Đồng Nai, có quan hệ mật thiết với nền văn hóa Sa Huỳnh và có quan hệ giao lưu rộng rãi với các nước ở bên ngoài. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.
Di chỉ văn hóa Óc Eo hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn của tỉnh An Giang. Nơi đây từng là thương cảng sầm uất của vương quốc cổ Phù Nam. Ngoài di chỉ Óc Eo, các nhà khảo cổ học của nước ta còn phát hiện rất nhiều di chỉ văn hóa khác của người Phù Nam ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: Báo An Giang.
Theo sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam", vương quốc cổ Phù Nam chịu ảnh hưởng lớn từ Hindu giáo của Ấn Độ. Theo sách "Phù Nam thổ tục", ông vua đầu tiên của nước Phù Nam là quý tộc người Ấn Độ. Ảnh: VOV.
Văn tự chính thức của vương quốc Phù Nam là chữ Phạn. Đây là loại chữ viết có nguồn gốc từ Ấn Độ (Sanskrit). Ngoài ra, ngôn ngữ chính thức của cư dân Phù Nam cũng là tiếng Khmer cổ và tiếng Phạn (Ấn Độ). Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.
Theo "Bảo tàng Lịch sử", ngoài chữ viết, tôn giáo chính của Phù Nam cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ là Phật giáo và Ấn Độ giáo (Bà La Môn). Ảnh: Báo An Giang.
Theo sách "Việt Nam sử lược", trong giai đoạn cực thịnh từ thế kỷ II đến thế kỷ VII, kinh đô của vương quốc cổ Phù Nam có tên Kottinagar, thuộc thị trấn Óc Eo của tỉnh An Giang hiện nay. Ảnh: Báo An Giang.
Theo sách "Đại cương lịch sử Việt Nam", vương quốc cổ Phù Nam tồn tại đến khoảng thế kỷ VII thì tan rã. Đến nay, nguyên nhân thật sự dẫn tới sự suy vong của vương quốc Phù Nam vẫn là bí ấn. Có nhiều giả thiết được đưa ra, tuy nhiên, chưa được thống nhất, cần có nghiên cứu thêm. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.