1. Dự án Tháp tài chính Quốc tế (IFT) Dự án này do Cty CP đầu tư SCIC – Bảo Việt làm chủ đầu tư, có vị trí tại "đất vàng" 220 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Ảnh: Báo Xây dựng. |
Dự án rộng 13.159m2, dự kiến xây dựng công trình cao 34 tầng, chiều cao tối đa 150m. Phía Tây Nam giáp siêu thị Big C, phía Đông Nam giáp đường Trần Duy Hưng, phía Đông Bắc giáp đường Hoàng Minh Giám, phía còn lại giáp đường nội bộ và khu nhà Vimeco. Ảnh: Báo xây dựng. |
Tuy nhiên, nhiều năm qua, dự án đất vàng này vẫn là bãi đất hoang cỏ mọc um tùm, trong khi đó, một phần của dự án đã được "tận dụng" làm bãi trông giữ xe ô tô không khỏi khiến dư luận xót xa. Ảnh: Zing. |
Dự án Tháp thiên niên kỷ Hà Tây Dự án còn được biết đến với tên gọi Hatay Millennium do Công ty TSQ Việt Nam (100% vốn Ba Lan) làm chủ đầu tư. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 7/2008 và hoàn thành vào quý IV/2010 để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: hataythiennienky.top |
Toàn bộ diện tích rộng 5.608m2 tọa lạc tại vị trí đắc địa số 4 Quang Trung, sở hữu hai mặt tiền đường Trần Phú và Quang Trung (phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội), đối diện Bưu điện Hà Đông. Ảnh: hataythiennienky.top |
Theo quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt, dự án có quy mô 29 tầng với tổng vốn đầu tư 29,2 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó chủ đầu tư xin điều chỉnh quy mô dự án với 2 tòa tháp cao 45 tầng và 4 tầng hầm, nâng vốn đầu tư lên 50 triệu USD, với nhiều tiện ích và thiết kế độc đáo, nhằm tạo ra một biểu tượng mới cho vùng đất lụa. Ảnh: Internet |
Người dân ở xung quanh đây cho biết Ở đây nguyên là trụ sở của Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội và một phần Khu tập thể Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 2009, Công ty TSQ đã đề nghị chính quyền quận Hà Đông tổ chức cưỡng chế, di dời các đơn vị này để lấy mặt bằng xây dựng dự án. Ảnh: Zing.vn |
Thế nhưng dự án đắp chiếu suốt 9 năm. Ảnh: Zing. |
Tới năm nay, dự án mới bắt đầu được triển khai. Hiện, dự án chỉ làm dang dở thi công cọc và bắt đầu thi công móng, hầm.. Ảnh: Môi trường đô thị |
Dự án Khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở kinh doanh số 131 Thái Hà Dự án có diện tích hơn 6.700m2, tọa lạc ngay mặt đường Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội). Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng và Công ty kinh doanh và xây dựng nhà (Tổng Công ty đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội). Ảnh: Zing.vn |
Theo thiết kế, đây là công trình nhà ở kết hợp với dịch vụ đa năng. Tòa nhà gồm 3 khối nhà liên hoàn cao 19 tầng nổi và 2 tầng hầm, diện tích từ tầng 1 đến tầng 3 được sử dụng làm trung tâm thương mại, siêu thị. Từ tầng 4 đến tầng 19 là các căn hộ cao cấp. Diện tích các căn từ 78m2, 94,3m2, 109,7m2, 113,9m2 và 200,6m2. Ảnh: Gia đình Việt Nam. |
Dự án được khởi công năm 2008 và dự kiến hoàn thành năm 2010. Tuy nhiên, sau khi thi công đến tầng 11 thì dự án dừng từ đó đến nay. Sở Xây dựng cũng kiến nghị với UBND TP Hà Nội thu hồi chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư thực hiện dự án để các dự án được tiếp tục triển khai, do chủ đầu tư cũ đã không còn khả năng hoàn thiện công trình. Ảnh: Cafe F |
Điều ngạc nhiên là dù đang “bất động” gần một thập kỷ qua nhưng chủ đầu tư lại tiến hành cải tạo cho thuê mặt bằng tầng 1 làm siêu thị, cửa hiệu cắt tóc với quy mô hoành tráng. Ảnh: Vietnambiz. |
Một số tầng còn lại, chủ đầu tư cũng đưa vào sử dụng, bất chấp nguy hiểm khi tòa nhà chưa hoàn thiện. Các tầng hầm được sử dụng làm bãi trông giữ xe với lượng người ra vào liên tục. Ảnh: Cafe F. |
Dự án xây dựng siêu khách sạn Lotus Hotel Dự án có diện tích gần 70.000m2, một mặt tiếp giáp đường Phạm Hùng, một mặt giáp đường Đỗ Đức Dục cạnh Bảo tàng Hà Nội. Ảnh: Người đưa tin |
Từng được xem là dự án ngang tầm và cùng thời với các siêu khách sạn hạng sang như: Keangnam Hanoi Landmark Tower, Grand Plaza... nhưng đến nay, dự án Lotus Hotel vẫn là những ruộng rau muống nằm giữa "khu đất vàng" của quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Người đưa tin. |
Siêu dự án này có tổng mức đầu tư 500 triệu USD, được bộ Xây dựng cấp phép cho Tập đoàn Riviera (Nhật Bản). Tuy nhiên, đầu năm 2009, tập đoàn này đã có văn bản xin rút lui khỏi dự án vì lý do khó khăn về tài chính. UBND TP. Hà Nội sau đó đã lựa chọn tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) làm chủ đầu tư dự án. Ảnh: Nhịp cầu đầu tư. |
KBC đã từng tuyên bố "Dự án sẽ được khởi công vào năm 2010 và hoàn thành giai đoạn 1 sau 24 tháng"... Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khu đất dự kiến xây khách sạn hạng sang này đang được người dân tận dụng trồng rau, rửa xe, tập kết vật liệu xây dựng cho… đỡ phí. Ảnh:Người đưa tin |