Loạt dự án nghìn tỷ đầy tai tiếng của "ông lớn" PVN

Loạt dự án nghìn tỷ đầy tai tiếng của "ông lớn" PVN

(Kiến Thức) - Nhà máy Nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất... là loạt dự án đầu tư nghìn tỷ nhưng thua lỗ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Xem toàn bộ ảnh
 1. Dự án Nhà máy Đóng tàu Dung Quất (DQS) Tại cuộc họp bàn phương hướng xử lý 5 dự án thua lỗ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), chiều 7/7, Bộ Công Thương chỉ đạo PVN cho phá sản 2/5 dự án tồn đọng. Dự án sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ và dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất là 2 cái tên sẽ phải phá sản. Ảnh: VOV.
1. Dự án Nhà máy Đóng tàu Dung Quất (DQS)
Tại cuộc họp bàn phương hướng xử lý 5 dự án thua lỗ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), chiều 7/7, Bộ Công Thương chỉ đạo PVN cho phá sản 2/5 dự án tồn đọng. Dự án sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ và dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất là 2 cái tên sẽ phải phá sản. Ảnh: VOV.
Bộ Công thương từng cho rằng, trên thực tế, DQS đã lâm vào tình trạng phá sản, việc thực hiện thủ tục phá sản là phù hợp với các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, PVN sẽ không phải tiếp tục chịu rủi ro trong tương lai khi tiếp tục duy trì hoạt động của DQS. Ảnh: BizLive.
Bộ Công thương từng cho rằng, trên thực tế, DQS đã lâm vào tình trạng phá sản, việc thực hiện thủ tục phá sản là phù hợp với các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, PVN sẽ không phải tiếp tục chịu rủi ro trong tương lai khi tiếp tục duy trì hoạt động của DQS. Ảnh: BizLive.
Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất (DQS) là đơn vị chủ quản của nhà máy đóng tàu Dung Quất. Nhà máy được Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (SBIC, tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam - Vinashin) thành lập vào năm 2006. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu Vinashin, tháng 7/2010, nhà máy được chuyển giao về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) quản lý, khai thác. Ảnh: Zing.
Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất (DQS) là đơn vị chủ quản của nhà máy đóng tàu Dung Quất. Nhà máy được Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (SBIC, tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam - Vinashin) thành lập vào năm 2006. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu Vinashin, tháng 7/2010, nhà máy được chuyển giao về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) quản lý, khai thác. Ảnh: Zing.
Sau khi tiếp quản nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN đã thực hiện tái cơ cấu, tinh gọn bộ máy từ 2.500 người xuống còn 1.200 lao động. Ảnh: Vneconomy.
Sau khi tiếp quản nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN đã thực hiện tái cơ cấu, tinh gọn bộ máy từ 2.500 người xuống còn 1.200 lao động. Ảnh: Vneconomy.
Sau 5 năm chuyển giao từ Vinashin về PVN, các chỉ tiêu tài chính của Công ty DQS có dấu hiệu chuyển biến, từ chỗ thua lỗ triền miên đến có lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước. Ảnh: Hà Nội mới.
Sau 5 năm chuyển giao từ Vinashin về PVN, các chỉ tiêu tài chính của Công ty DQS có dấu hiệu chuyển biến, từ chỗ thua lỗ triền miên đến có lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước. Ảnh: Hà Nội mới.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương trình lên Thủ tướng Chính phủ hồi cuối năm 2016, tình hình tài chính của DQS đã rơi vào tình trạng tồi tệ. Do những khó khăn tồn tại từ thời Vinashin, những năm qua nhà máy đóng tàu Dung Quất chìm trong thua lỗ. Theo báo cáo tài chính cuối năm 2016, tổng các khoản nợ phải trả của nhà máy đóng tàu Dung Quất lên tới hơn 6.900 tỷ đồng. Ảnh: Báo Đất Việt.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương trình lên Thủ tướng Chính phủ hồi cuối năm 2016, tình hình tài chính của DQS đã rơi vào tình trạng tồi tệ. Do những khó khăn tồn tại từ thời Vinashin, những năm qua nhà máy đóng tàu Dung Quất chìm trong thua lỗ. Theo báo cáo tài chính cuối năm 2016, tổng các khoản nợ phải trả của nhà máy đóng tàu Dung Quất lên tới hơn 6.900 tỷ đồng. Ảnh: Báo Đất Việt.
Tháng 6/2015, tổng doanh thu của DQS đạt 4.857 tỉ đồng. So với năm 2014 đã có lợi nhuận 49 tỉ đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2015 lợi nhuận khoảng 25 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2016 tình hình lại trở nên khó khăn với nhà máy đóng tàu Dung Quất. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.
Tháng 6/2015, tổng doanh thu của DQS đạt 4.857 tỉ đồng. So với năm 2014 đã có lợi nhuận 49 tỉ đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2015 lợi nhuận khoảng 25 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2016 tình hình lại trở nên khó khăn với nhà máy đóng tàu Dung Quất. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.
Hiện nhà máy đang đối mặt với nhiều khó khăn mọi hoạt động vẫn bình thường và duy trì việc làm cho khoảng 1.200 lao động. Theo tính toán của Bộ Công Thương, nếu thực hiện phương án nhà máy đóng tàu Dung Quất phá sản, Petro Vietnam sẽ không thể thu hồi được khoản tiền trên 5.000 tỷ đồng đã đầu tư vào DQS. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.
Hiện nhà máy đang đối mặt với nhiều khó khăn mọi hoạt động vẫn bình thường và duy trì việc làm cho khoảng 1.200 lao động. Theo tính toán của Bộ Công Thương, nếu thực hiện phương án nhà máy đóng tàu Dung Quất phá sản, Petro Vietnam sẽ không thể thu hồi được khoản tiền trên 5.000 tỷ đồng đã đầu tư vào DQS. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.
 2. Nhà máy Nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ Dự án thua lỗ nghìn tỷ đắp chiếu của PVN được chấp thuận cho phá sản thứ 2 là dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ. Theo Vietnamnet, đầu tháng 4/2016, có mặt ở Nhà máy Nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ (xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), hiện ra giữa mênh mông đồng ruộng là khung cảnh một nhà máy im lìm, hoang lạnh. Quanh nhà máy, ngoài một số người làm công tác bảo vệ thì không còn dấu hiệu của công tác thi công hay sản xuất. Ở phía trong nhà máy, nhiều hạng mục vẫn còn dang dở, nhiều khối thiết bị đắp chiếu han gỉ. Ảnh: Báo Công thương.
2. Nhà máy Nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ
Dự án thua lỗ nghìn tỷ đắp chiếu của PVN được chấp thuận cho phá sản thứ 2 là dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ. Theo Vietnamnet, đầu tháng 4/2016, có mặt ở Nhà máy Nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ (xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), hiện ra giữa mênh mông đồng ruộng là khung cảnh một nhà máy im lìm, hoang lạnh. Quanh nhà máy, ngoài một số người làm công tác bảo vệ thì không còn dấu hiệu của công tác thi công hay sản xuất. Ở phía trong nhà máy, nhiều hạng mục vẫn còn dang dở, nhiều khối thiết bị đắp chiếu han gỉ. Ảnh: Báo Công thương.
Trước thực tế này, ít ai có thể ngờ rằng, đây lại là hình hài của một nhà máy có vốn đầu tư ban đầu là khoảng 1.700 tỉ đồng, sau điều chỉnh lên hơn 2.400 tỉ đồng. Được biết, đây là một trong những dự án nguyên liệu sinh học nhằm sản xuất ethanol làm nguyên liệu phối trộn tạo xăng sinh học. Chủ đầu tư trực tiếp là Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB). Ảnh: Đại Đoàn Kết.
Trước thực tế này, ít ai có thể ngờ rằng, đây lại là hình hài của một nhà máy có vốn đầu tư ban đầu là khoảng 1.700 tỉ đồng, sau điều chỉnh lên hơn 2.400 tỉ đồng. Được biết, đây là một trong những dự án nguyên liệu sinh học nhằm sản xuất ethanol làm nguyên liệu phối trộn tạo xăng sinh học. Chủ đầu tư trực tiếp là Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB). Ảnh: Đại Đoàn Kết.
Triển khai cách đây hơn 6 năm, từ tháng 6/2009, nhà máy có diện tích hơn 50 ha này được khởi công và dự kiến đi vào sản xuất từ năm 2012. Thế nhưng khi đã xong khoảng 80% khối lượng công việc, từ cuối năm 2011 đến nay dự án dừng thi công, toàn bộ hệ thống nhà xưởng đang từng ngày lâm cảnh hoang tàn. Ảnh: Phuthotv.
Triển khai cách đây hơn 6 năm, từ tháng 6/2009, nhà máy có diện tích hơn 50 ha này được khởi công và dự kiến đi vào sản xuất từ năm 2012. Thế nhưng khi đã xong khoảng 80% khối lượng công việc, từ cuối năm 2011 đến nay dự án dừng thi công, toàn bộ hệ thống nhà xưởng đang từng ngày lâm cảnh hoang tàn. Ảnh: Phuthotv.
Thiếu vốn được cho là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến dự án này chẳng thể hoàn thành việc xây dựng. Chủ đầu tư đã phải tính đến việc điều chỉnh vốn. Thế nhưng, không được các cổ đông chấp thuận. Ảnh: Vietnamnet.
Thiếu vốn được cho là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến dự án này chẳng thể hoàn thành việc xây dựng. Chủ đầu tư đã phải tính đến việc điều chỉnh vốn. Thế nhưng, không được các cổ đông chấp thuận. Ảnh: Vietnamnet.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến khi dừng triển khai, các hạng mục chính của dự án đã được triển khai thi công với phần lớn khối lượng đã hoàn thành. Dự án tạm dừng thi công do khó khăn về vốn. Chủ đầu tư và các bên góp vốn chưa thống nhất phương án xử lý giá trị hợp đồng và do tình hình tiêu thụ sản phẩm nhiên liệu sinh học trên thực tế rất chậm. Ảnh: Vietnamnet.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến khi dừng triển khai, các hạng mục chính của dự án đã được triển khai thi công với phần lớn khối lượng đã hoàn thành. Dự án tạm dừng thi công do khó khăn về vốn. Chủ đầu tư và các bên góp vốn chưa thống nhất phương án xử lý giá trị hợp đồng và do tình hình tiêu thụ sản phẩm nhiên liệu sinh học trên thực tế rất chậm. Ảnh: Vietnamnet.
 3. Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất Dự án nghìn tỷ tai tiếng của PVN còn phải kể đến dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất. Dự án này được khởi công xây dựng tháng 9/2009 với vốn đầu tư 1.887 tỷ đồng trên diện tích 24,6 ha tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học có quy mô đầu tư lớn nhất miền Trung hiện nay, chủ yếu sản xuất cồn Ethanol 99,8% từ sắn lát, công suất 100 triệu lít một năm. Sau 18 tháng thi công, ngày 3/2/2012 nhà máy chính thức cho ra mắt dòng ethanol đầu tiên. Ảnh: Zing.
3. Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất
Dự án nghìn tỷ tai tiếng của PVN còn phải kể đến dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất. Dự án này được khởi công xây dựng tháng 9/2009 với vốn đầu tư 1.887 tỷ đồng trên diện tích 24,6 ha tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học có quy mô đầu tư lớn nhất miền Trung hiện nay, chủ yếu sản xuất cồn Ethanol 99,8% từ sắn lát, công suất 100 triệu lít một năm. Sau 18 tháng thi công, ngày 3/2/2012 nhà máy chính thức cho ra mắt dòng ethanol đầu tiên. Ảnh: Zing.
Công ty được thành lập với 3 cổ đông sáng lập là 3 đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Tổng công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco) góp 30%, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) chiếm 60% và Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) góp 10%. Tuy nhiên, đến nay các đơn vị đều lần lượt thoái vốn khỏi dự án nên Lọc hóa dầu Bình Sơn hiện là cổ đông lớn nhất và nắm gần 100% vốn điều lệ. Ảnh: Zing.
Công ty được thành lập với 3 cổ đông sáng lập là 3 đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Tổng công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco) góp 30%, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) chiếm 60% và Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) góp 10%. Tuy nhiên, đến nay các đơn vị đều lần lượt thoái vốn khỏi dự án nên Lọc hóa dầu Bình Sơn hiện là cổ đông lớn nhất và nắm gần 100% vốn điều lệ. Ảnh: Zing.
Theo Cục thuế Quảng Ngãi, hiện dư nợ vay đầu tư của Công ty Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung tại ba ngân hàng PV Combank, Vietcombank và Oceanbank tương đương 1.000 tỷ đồng, trong năm 2016 đến hạn phải trả gốc 100 tỷ đồng. Chưa kể mỗi năm doanh nghiệp phải trả khoản lãi vay cho các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi khoảng 70 tỷ đồng (lãi suất ưu đãi doanh nghiệp đầu tư 7% mỗi năm). Khoản vay này đã bị chuyển sang nợ nhóm 5 (nhóm có nguy cơ mất vốn) trong quý IV/2015 do chủ đầu tư không còn nguồn thanh toán. Ảnh: Bizlive.
Theo Cục thuế Quảng Ngãi, hiện dư nợ vay đầu tư của Công ty Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung tại ba ngân hàng PV Combank, Vietcombank và Oceanbank tương đương 1.000 tỷ đồng, trong năm 2016 đến hạn phải trả gốc 100 tỷ đồng. Chưa kể mỗi năm doanh nghiệp phải trả khoản lãi vay cho các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi khoảng 70 tỷ đồng (lãi suất ưu đãi doanh nghiệp đầu tư 7% mỗi năm). Khoản vay này đã bị chuyển sang nợ nhóm 5 (nhóm có nguy cơ mất vốn) trong quý IV/2015 do chủ đầu tư không còn nguồn thanh toán. Ảnh: Bizlive.
Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất ra đời trong bối cảnh thực hiện "Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" tại Việt Nam. Mục tiêu phát triển nhiên liệu sinh học thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Ảnh: baoquangngai.vn
Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất ra đời trong bối cảnh thực hiện "Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" tại Việt Nam. Mục tiêu phát triển nhiên liệu sinh học thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Ảnh: baoquangngai.vn
Tuy nhiên, nhà máy xăng sinh học Dung Quất đã tạm dừng hoạt động do chi phí sản xuất cao khiến giá thành phẩm cao hơn giá thị trường dẫn đến thua lỗ nặng. Bên cạnh đó trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, giá thành của xăng E5 không thể cạnh tranh với xăng khác, hiện là 13.890 đồng, chỉ thấp hơn 1.230 đồng so với RON 92 nên chưa thực sự hấp dẫn được người tiêu dùng. Ảnh: Internet.
Tuy nhiên, nhà máy xăng sinh học Dung Quất đã tạm dừng hoạt động do chi phí sản xuất cao khiến giá thành phẩm cao hơn giá thị trường dẫn đến thua lỗ nặng. Bên cạnh đó trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, giá thành của xăng E5 không thể cạnh tranh với xăng khác, hiện là 13.890 đồng, chỉ thấp hơn 1.230 đồng so với RON 92 nên chưa thực sự hấp dẫn được người tiêu dùng. Ảnh: Internet.
 4. Công ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi Dầu khí (PVTex) Còn tại dự án Xơ sợi Đình Vũ (PVTex), dự án đang được cho là "không những khởi sắc mà còn sa lầy vào khó khăn hơn". Dự án xơ sợi Đình Vũ – Hải Phòng được đầu tư năm 2008. Theo Thanh tra Chính phủ, kết quả sản xuất của dự án xơ sợi Đình Vũ từ chạy thử đến khi chính thức hoạt động đều liên tục lỗ. Ảnh: Tuổi trẻ.
4. Công ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi Dầu khí (PVTex)
Còn tại dự án Xơ sợi Đình Vũ (PVTex), dự án đang được cho là "không những khởi sắc mà còn sa lầy vào khó khăn hơn". Dự án xơ sợi Đình Vũ – Hải Phòng được đầu tư năm 2008. Theo Thanh tra Chính phủ, kết quả sản xuất của dự án xơ sợi Đình Vũ từ chạy thử đến khi chính thức hoạt động đều liên tục lỗ. Ảnh: Tuổi trẻ.
Cụ thể, năm 2012 lỗ hơn 21 tỷ đồng; năm 2013 lỗ 366 tỷ đồng và năm 2014 lỗ 1.085 tỷ đồng. Tổng số lỗ trong 3 năm là 1.472 tỷ đồng. Còn tổng số lỗ tính đến ngày 31/3/2015 đã lên tới 1.732 tỷ đồng. Do lỗ nặng nên nhà máy chạy phập phù và nhiều lần phải 'đắp chiếu', đến cuối năm 2015 thì dừng hẳn. Ảnh: Thanh tra.
Cụ thể, năm 2012 lỗ hơn 21 tỷ đồng; năm 2013 lỗ 366 tỷ đồng và năm 2014 lỗ 1.085 tỷ đồng. Tổng số lỗ trong 3 năm là 1.472 tỷ đồng. Còn tổng số lỗ tính đến ngày 31/3/2015 đã lên tới 1.732 tỷ đồng. Do lỗ nặng nên nhà máy chạy phập phù và nhiều lần phải 'đắp chiếu', đến cuối năm 2015 thì dừng hẳn. Ảnh: Thanh tra.
Việc thua lỗ tại dự án này có phần trách nhiệm của Vũ Đình Duy – người tự ý đi nước ngoài vào cuối năm ngoái, đến nay vẫn mất hút. Ông Vũ Đình Duy được giao trọng trách là Tổng giám đốc từ tháng 7/2009. Đến tháng 2/2014 Vũ Đình Duy rời chức vụ này và được bổ nhiệm ở nhiều chức vụ khác, để lại nhà máy 7.000 tỷ nằm chết dí vì thua lỗ. Ảnh: Đầu tư.
Việc thua lỗ tại dự án này có phần trách nhiệm của Vũ Đình Duy – người tự ý đi nước ngoài vào cuối năm ngoái, đến nay vẫn mất hút. Ông Vũ Đình Duy được giao trọng trách là Tổng giám đốc từ tháng 7/2009. Đến tháng 2/2014 Vũ Đình Duy rời chức vụ này và được bổ nhiệm ở nhiều chức vụ khác, để lại nhà máy 7.000 tỷ nằm chết dí vì thua lỗ. Ảnh: Đầu tư.
 5. Dự án Ethanol Bình Phước Ngoài dự án xơ sợi Đình Vũ - Hải Phòng, dự án Ethanol Bình Phước cũng đang gặp khó khăn. Nhà máy ethanol Bình Phước được khởi công năm 2010 và khánh thành vào tháng 12/2012, có công suất 300.000 lít xăng E5 /ngày; hàng năm, nhà máy dự kiến tiêu thụ 240.000 tấn sắn khô nguyên liệu cho nông dân tỉnh Bình Phước và khu vực Tây Nguyên. Ảnh: báo Bình Phước.
5. Dự án Ethanol Bình Phước
Ngoài dự án xơ sợi Đình Vũ - Hải Phòng, dự án Ethanol Bình Phước cũng đang gặp khó khăn. Nhà máy ethanol Bình Phước được khởi công năm 2010 và khánh thành vào tháng 12/2012, có công suất 300.000 lít xăng E5 /ngày; hàng năm, nhà máy dự kiến tiêu thụ 240.000 tấn sắn khô nguyên liệu cho nông dân tỉnh Bình Phước và khu vực Tây Nguyên. Ảnh: báo Bình Phước.
Từ tháng 4/2012, nhà máy đi vào hoạt động và mới sản xuất được 14 triệu lít xăng sinh học (tương đương 1,4 triệu lít/tháng). Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho xăng E5 đối với OBF không dễ dàng, khi người dân sử dụng xăng E5 rất ít.OBF buộc phải tìm kiếm lối thoát qua việc xuất khẩu xăng E5 sang thị trường Philippines, Trung Quốc… với giá khoảng 650-700USD/m3. Nhưng tình hình kinh doanh vẫn không sáng sủa chút nào. Ảnh: báo Bình Phước.
Từ tháng 4/2012, nhà máy đi vào hoạt động và mới sản xuất được 14 triệu lít xăng sinh học (tương đương 1,4 triệu lít/tháng). Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho xăng E5 đối với OBF không dễ dàng, khi người dân sử dụng xăng E5 rất ít.OBF buộc phải tìm kiếm lối thoát qua việc xuất khẩu xăng E5 sang thị trường Philippines, Trung Quốc… với giá khoảng 650-700USD/m3. Nhưng tình hình kinh doanh vẫn không sáng sủa chút nào. Ảnh: báo Bình Phước.
Vì vậy, kể từ đầu năm 2015 đến nay, nhà máy ethanol BP trị giá hơn 2.200 tỷ đồng, vận hành sản xuất không đáng kể đã buộc phải… “trùm mền” vô thời hạn. Ảnh: báo Bình Phước.
Vì vậy, kể từ đầu năm 2015 đến nay, nhà máy ethanol BP trị giá hơn 2.200 tỷ đồng, vận hành sản xuất không đáng kể đã buộc phải… “trùm mền” vô thời hạn. Ảnh: báo Bình Phước.

GALLERY MỚI NHẤT