Loạt hành động “rảnh rỗi” gây sốc của phi công Mỹ trên chiến đấu cơ

Hành động gây sốc của các phi công thuộc thủy quân lục chiến Mỹ có thể có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ va chạm thảm khốc năm 2018 khiến 6 người chết.

Loạt hành động “rảnh rỗi” gây sốc của phi công Mỹ trên chiến đấu cơ
Theo Japan Times, các phi công đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đồn trú tại Nhật Bản bị phát hiện thường xuyên có những hành động không phù hợp như đọc sách, chụp ảnh selfie khi đang điều khiển máy bay trên bầu trời.
Loat hanh dong “ranh roi” gay soc cua phi cong My tren chien dau co
Phi công Mỹ thản nhiên đọc sách, chụp ảnh selfie trong buồng lái máy bay. 
Thông tin trên được tiết lộ sau báo cáo về vụ va chạm trên không giữa chiến đấu cơ F/A-18 của thủy quân lục chiến và máy bay tiếp dầu KC-130 ngoài khơi bờ biển tỉnh Kochi, Nhật Bản năm 2018. Vụ va chạm vào ban đêm khiến cả hai máy bay rơi xuống Thái Bình Dương và có 6 người thiệt mạng.
Theo báo cáo, một số phi công Mỹ đã tháo mặt nạ dưỡng khí, rời 2 tay khỏi cần điều khiển để đọc sách, vuốt râu trong các chuyến bay. Trong một trường hợp, phi công bị phát hiện chia sẻ một bức ảnh selfie trong chuyến bay lên mạng xã hội. Mẫu nước tiểu của phi công liên quan đến tai nạn năm 2018 dương tính với thuốc an thần.
Trước đó, đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ ở Nhật cũng từng gây ra vụ va chạm trên không tại căn cứ Kadena ở Okinawa vào năm 2016. Tiêm kích F/A-18 khi đó đã va chạm với vòi tiếp nhiên liệu của máy bay tiếp dầu trên không.
Sau cuộc điều tra, 4 sĩ quan đã bị cách chức, bao gồm người bị phát hiện đã đăng bức ảnh selfie khi đang đeo mặt nạ dưỡng khí và kính bảo hộ hàng không. Một sĩ quan khác chia sẻ ảnh selfie với hình ảnh đang đọc một cuốn sách, hai tay rời khỏi cần điều khiển.
“Đây là những hành vi hết sức nguy hiểm. Họ có thể gây tai nạn và cần phải ngừng bay ngay lập tức”, Jungen Tamura, cựu thành viên Hội đồng thành phố Iwakuni, Nhật Bản, người giám sát các hoạt động tại căn cứ Mỹ ở Iwakuni, nói.

Vụ bắt cóc con phi công: Tìm thấy bức thư ẩn dưới hòn đá

Sau nhiều lần trao đổi về người con bị bắt cóc, tiến sĩ Condon đã tìm thấy bức thư dưới một hòn đá ở phía trước nhà kính.

Vụ bắt cóc con phi công: Tìm thấy bức thư ẩn dưới hòn đá
Sau khi bé trai 20 tháng tuổi đột ngột mất tích, những người làm trong gia đình và hàng xóm của đại tá Charles Lindbergh đều bị thẩm vấn và nằm trong diện tình nghi.

Cuộc giải cứu nghẹt thở: O'Grady – Anh hùng… bất đắc dĩ!

O'Grady kể: "Cứ cách 1 phút, tôi lại bóp phím 3 lần. Tổng cộng trong 3 phút, tôi phát tín hiệu 9 lần. Đó là quy ước"...

Cuộc giải cứu nghẹt thở: O'Grady – Anh hùng… bất đắc dĩ!
Nước cờ chót

Bên trong cỗ máy phát hiện nói dối của CIA

Các cơ quan liên bang Mỹ đã nắm lấy máy phát hiện nói dối ngay từ thập niên 1950 nhằm trấn an dư luận rằng họ có thể vạch mặt các điệp viên. 

Bên trong cỗ máy phát hiện nói dối của CIA
Ông Francis Gary Powers đã có lần trải nghiệm đầu tiên với máy phát hiện nói dối ngay sau khi đăng ký làm phi công cho chương trình U-2 của CIA vào tháng Giêng năm 1956.
Trong cuốn hồi ký do mình viết, cựu phi công Powers đã mô tả việc ông bị đưa vào một căn phòng nơi chạm trán với nhiều câu hỏi hóc búa. Dưới đây là bài viết của tác giả John Baesler, ông là Giáo sư Sử học tại Đại học công Saginaw Valley (tiểu bang Michigan) và là tác giả của cuốn sách “Sự thật hiển nhiên: Máy phát hiện nói dối và Cuộc nội chiến Hoa Kỳ”.

Tin mới