Hình ảnh những túi nilon đựng cá chép nổi lềnh bềnh trên mặt hồ, hay những chú cá nằm phơi bụng do được thả không đúng cách từng được lan truyền trên MXH khiến nhiều người cảm thấy vô cùng phẫn nộ.
Trầm Phương (T/H)/Ảnh: Tổng hợp MXH
Xem toàn bộ ảnh
Thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp để tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời là một phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam. Thế nhưng những năm vừa qua xuất hiện hàng loạt hình ảnh thả cá gây ô nhiễm môi trường, khiến cá chết khiến người xem vô cùng phẫn nộ.
Sau khi cá chép được thả xuống sông, suối, ao hồ, người thả cá chẳng quan tâm đến việc thu dọn túi bóng đựng cá, vì vậy dễ gặp là túi nilon ngập mặt hồ, là bàn thờ cũ, tàn tro cũng lềnh phềnh trôi trên mặt nước gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều người còn đứng trên thành cầu cao rồi thả cá xuống, gây nên tình trang cá chết hàng loạt.
Thả cá chép có ý nghĩa phóng sinh hướng mọi người đến những giá trị nhân văn tốt đẹp trong cuộc sống, nhắc nhở mọi người cần làm nhiều việc thiện, tránh xa việc ác. Thế nhưng việc xả rác như thế này thì có thể coi là việc thiện hay không...
Trước 12h trưa 23 tháng Chạp, nhiều gia đình cũng thường tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ sạch sẽ, có nhà còn thay bát hương mới… Khi hóa vàng xong tất cả tro, chân nhang, bát hương cũ được gom lại mang ra sông thả.
Chú cá vàng quẫy đuôi tìm đường thoát ra khỏi túi nilon...
Năm nay, ý thức người dân trong hoạt động thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời đã được nâng cao hơn.
Tại Hà Nội, người dân còn thiết kế những chiếc "cầu trượt" bằng ống nước để thả cá từ trên cao xuống, tránh tình trạng thả cá từ trên cao.