Loạt khó khăn chực chờ Vietinbank trong năm 2020

(Vietnamdaily) - Các quy định mới của NHNN sẽ hạn chế khả năng mở rộng biên lãi ròng của các ngân hàng quốc doanh trong khi tác động tới các ngân hàng tư nhân sẽ là đa chiều.

Kết phiên giao dịch cuối năm 2019, cổ phiếu CTG của Vietinbank đóng cửa tại mức 20.900 đồng/cp, ghi nhận mức tăng 11% trong vòng 1 năm qua.

Đây không phải là cổ phiếu có mức giá quá cao nhưng lại không được Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá cao để đầu tư trong năm 2020.

CTG bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các quy định mới của NHNN?

VDSC tin rằng ACB, BID, MBB, VCB, VPB, HDB, TPB, TCB và VIB sẽ có thể duy trì tăng trưởng cho vay năm 2020 tương đương với năm 2019, thậm chí cao hơn với trường hợp của BID.

Trong khi đó, CTG nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn trong việc tăng vốn vào năm tới, do đó tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ còn thấp hơn so với năm 2019.  

Loat kho khan chuc cho Vietinbank trong nam 2020
 

Từ cuối năm 2019 và đầu năm 2020, nhiều quy định mới về lãi suất, an toàn vốn, huy động, tài chính tiêu dùng đi vào hiệu lực. Do đó, theo phân tích của VDSC, các quy định này sẽ có tác động nhiều chiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ nhất, quy định về việc giảm lãi suất tiền gửi đối với một số kỳ hạn ngắn và lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên (từ tháng 11/2019) có thể có tác động trước mắt rất khác nhau phụ thuộc vào chính sách cụ thể của từng ngân hàng. Dù vậy về lâu dài, do mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất của Chính phủ, VDSC cho rằng khả năng mở rộng lợi tức tài sản của các ngân hàng sẽ trở nên hạn chế hơn.

Thứ hai, các yêu cầu về an toàn vốn mới (theo Thông tư 41/2016-TT-NHNN) và việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (Thông tư 22/2019) đặt ra yêu cầu chặt chẽ hơn về vốn và huy động. Do đó dự kiến sẽ hạn chế khả năng mở rộng NIM của các ngân hàng.

Tác động của các quy định này sẽ mạnh hơn đối với các ngân hàng có bộ đệm vốn mỏng (như CTG) hay tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao (như VIB và TCB).

Thứ ba, việc áp dụng tỷ lệ LDR tối đa mới đồng bộ ở mức 85% cho tất cả các ngân hàng (Thông tư 22) sẽ cho phép các ngân hàng tư nhân có thêm cơ hội đẩy mạnh tỷ lệ này (so với mức ngưỡng tối đa 80% trước đây) để cải thiện NIM.

Trái lại, việc giảm tỷ lệ LDR tối đa đối với các ngân hàng quốc doanh từ 90% xuống 85% dự kiến sẽ khiến các ngân hàng này phải kiềm chế tín dụng hoặc đẩy mạnh huy động, theo đó làm ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng và biên lãi ròng.

Thứ tư, quy định về việc chuyển số dư tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại về NHNN vào cuối mỗi ngày (Thông tư 58/2019) nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến chi phí huy động của các ngân hàng quốc doanh, nơi có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước cao. 

Thứ năm, quy định quản lý chặt chẽ hơn hoạt động cho vay của các công ty tài chính tiêu dùng (Thông tư 18/2019). Theo đó giảm dần tỷ lệ giải ngân trực tiếp cho khách hàng (có số dư nợ giải ngân trực tiếp tại công ty tài chính tiêu dùng đó trên 20 triệu đồng) về 30% kể từ năm 2024.

VDSC cho rằng tác động của Thông tư 18 sẽ chưa đáng kể trong ngắn hạn, dù trong dài hạn nhiều khả năng sẽ có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng và biên lãi ròng của các công ty tập trung cho vay tiền mặt như FE Credit và MCredit.

Tựu chung lại, VDSC cho rằng các quy định mới của NHNN sẽ hạn chế khả năng mở rộng biên lãi ròng của các ngân hàng quốc doanh (CTG nhiều khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất) trong khi tác động tới các ngân hàng tư nhân sẽ là đa chiều do đó sẽ có mức độ ảnh hưởng nhẹ hơn (ACB và HDB nhiều khả năng là những ngân hàng ít bị ảnh hưởng nhất).

Năm 2020, dự kiến CTG tiếp tục phải chịu gánh nặng dự phòng

Tính đến tháng 8/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn ngành ở mức 1,98% (cao hơn một chút so với mức 1,90% vào cuối năm 2018 và quý 2/2019). Tuy nhiên, tổng tỷ lệ nợ xấu, VAMC và nợ tiềm ẩn so với tổng tín dụng đã giảm dần xuống còn 4,84% từ 5,85% trong năm 2018. Đây là tín hiệu tích cực về nỗ lực xử lý nợ xấu trong hệ thống.

Loat kho khan chuc cho Vietinbank trong nam 2020-Hinh-2
 

Đặc biệt, VPB và TPB đã có thể tất toán hết nợ VAMC còn lại trong năm 2019, do đó, tỷ lệ chi phí dự phòng so với thu nhập hoạt động dự kiến sẽ giảm vào năm 2020.

Trong khi đó, với một phần nhỏ nợ VAMC còn lại, BID và HDB sẽ vẫn phải trích lập một khoản dự phòng cho VAMC trong năm 2020, dù có thể thấp hơn nhiều so với năm 2019. Ngoài ra, nếu việc sáp nhập giữa HDB và PGBank diễn ra, HDB sẽ gánh các khoản nợ VAMC của PGBank (tại tháng 9/2019 đang có số dư 908 tỷ đồng).

Về phía CTG, với số dư VAMC ròng lớn ở mức trên 8 nghìn tỷ vào quý 3/2019 (0,9% dư nợ), gánh nặng dự phòng dự kiến sẽ tiếp tục đáng kể vào năm 2020 dù ngân hàng đã nỗ lực xử lý được 25% dư nợ VAMC trong 9 tháng qua.

Cổ phiếu CTG “ngoài vùng định giá”

Nhìn chung, đối với 8 ngân hàng ACB, BID, MBB, VCB, VPB, HDB, TPB và TCB, VDSC kỳ vọng thu nhập sẽ tăng 16% và lợi nhuận sẽ tăng 23,7% trong năm 2020, với chi phí dự phòng gần như không đổi và chi phí hoạt động tăng 20%.

Loat kho khan chuc cho Vietinbank trong nam 2020-Hinh-3
 

VDSC ước tính rằng tất cả các ngân hàng này, không tính CTG, sẽ có thể đạt tăng trưởng lợi nhuận ít nhất 15%. Hiện tại mức định giá thấp (PB dự phóng 2020 ở mức 0.9-1.2 lần) và khả năng sinh lời cao (ROE dự phóng 2020 từ 20-24%) sẽ là lợi thế của các cổ phiếu ngân hàng. Lưu ý rằng hầu hết các ngân hàng tư nhân đều đã không còn room sở hữu nước ngoài.

VPB và BID là các cổ phiếu VDSC ưa thích nhất. Bởi theo VDSC, tỷ lệ PB hiện tại của VPB là rất hấp dẫn (dự phóng 2020 ở mức 0,9 lần dự phóng 2021 ở mức 0,7 lần), mặc dù cổ phiếu không còn room sở hữu nước ngoài. 

Còn với BID, một ngân hàng quốc doanh đã có nhiều tiến triển tích cực trong quá trình tái cơ cấu dù mức tăng trưởng lợi nhuận khá khiêm tốn trong 9T 2019. BID đang được giao dịch ở mức PB dự phóng 2020 2,0 lần, cao hơn so với các ngân hàng khác (ngoại trừ VCB).

Tuy nhiên, VDSC cho rằng BID xứng đáng với mức PB này do tiềm năng tăng trưởng được dự báo sẽ tốt hơn đáng kể sau thành công của thương vụ phát hành cho đối tác chiến lược Keb Hana Bank và sau khi xử lý hết nợ VAMC. VDSC ước tính rằng lợi nhuận sau thuế sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm ở mức 30% trong giai đoạn 2019-2022 và ROE sẽ tiệm cận mức 18% trong ba năm tới.

VietinBank vẫn đang 'dậm chân tại chỗ'

Những nỗ lực của VietinBank trong hoạt động chào bán trái phiếu nhằm cải thiện các chỉ tiêu an toàn vốn theo chuẩn Basel II, giữa bối cảnh việc tăng vốn điều lệ vẫn chưa có tín hiệu triển khai.

VietinBank, một trong 10 ngân hàng thuộc diện thí điểm thực hiện Thông tư 41, vừa thông báo phát hành thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu trong kế hoạch chào bán 5.000 tỷ đồng. Lượng trái phiếu này đủ điều kiện để tính vào vốn cấp 2 có kỳ hạn 7 năm và 10 năm. Ngân hàng dự kiến sẽ thực hiện chào bán 1.000 tỷ đồng trái phiêu đợt 2 trong tháng 10.

Những nỗ lực của VietinBank trong hoạt động chào bán trái phiếu nhằm cải thiện các chỉ tiêu an toàn vốn theo chuẩn Basel II, giữa bối cảnh việc tăng vốn điều lệ vẫn chưa có tín hiệu triển khai.

Trong số 10 ngân hàng diện thí điểm chỉ còn VietinBank và BIDV chưa được chấp thuận áp dụng Basel II. Gần đây, BIDV đã có tín hiệu mới khi chào bán 15% cổ phần cho KEB Hana Bank để tăng vốn điều lệ. Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú nói với Người Đồng Hành việc này dự kiến hoàn thành trong tháng 10. Một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, sau khi tăng vốn, BIDV có thể đạt chuẩn áp dụng Basel II vì NHNN đang tiến hành song song việc xét duyệt hồ sơ.

VietinBank vẫn đang “dậm chân tại chỗ”. Hiện nay, ngân hàng có 2 cổ đông ngoại là The Bank of Tokyo - Misubishi UFJ và IFC đang sở hữu lần lượt 19,73% và 5,39% vố. Trong khi đó, NHNN giữ 64,46% - con số thấp hơn mức tối thiểu 65% theo chủ trương của Chính phủ. Điều này khiến việc chào bán thêm vốn cho nhà đầu tư nước ngoài gặp bế tắc.

Đầu năm nay, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Misubishi UFJ từng đề nghị sẵn sàng giúp VietinBank tăng vốn điều lệ nhằm tạo thuận lợi trong kinh doanh và mong muốn Chính phủ tạo điều kiện hơn cho các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Ngân hàng Nhật Bản từng cho biết muốn nâng sở hữu tại VietinBank lên 50% cổ phần.

VietinBank van dang 'dam chan tai cho'

Thủ tướng tiếp ông Kanetsugu Mike, Tổng Giám đốc Ngân hàng MUFG. Nguồn: Chính phủ

Một phương án tăng vốn khác được VietinBank đưa ra trong phiên họp thường niên 2019 là chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu từ phần lợi nhuận sau thuế tích lũy. Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank khi đó cho biết trước mắt, ngân hàng sẽ xin chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017, 2018, 2019 hoặc để lại toàn bộ lợi nhuận để phục vụ cho việc tăng vốn. Với lợi nhuận năm 2018, ngân hàng dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ hơn 8,03% hoặc giữ lại toàn bộ.

Đến hiện nay, toàn bộ cổ tức 2 năm trước của VietinBank vẫn chưa chi trả. Dù vấn đề cấp thiết trong việc tăng vốn được lãnh đạo ngân hàng đề cập tại nhiều kỳ đại hội, phương án cổ tức cuối cùng tại VietinBank vẫn là chia tiền mặt theo chỉ đạo của NHNN và Bộ Tài chính do liên quan đến kế hoạch thu chi ngân sách. Tại phiên họp đại hội cổ đông thường niên 2019, Chủ tịch VietinBank Lê Đức Thọ nhấn mạnh tăng vốn là nhiệm vụ thiết yếu, vì nếu áp dụng theo Thông tư 41, CAR của ngân hàng đã dưới 8%.

Nửa đầu 2019, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 5.335 tỷ đồng, chỉ cao hơn 1,3% so với cùng kỳ năm trước, xếp nhóm 3 vị trí cuối trong các ngân hàng (loại bỏ các đơn vị có tăng trưởng âm). Dư nợ 6 tháng chỉ tăng 2,38%, trong khi kế hoạch cả năm là 6-7%. Kết quả này một phần đền từ việc mở rộng vốn hạn chế của ngân hàng.

Tạm thời gỡ khó bằng trái phiếu, chờ tăng vốn

Vào tháng 5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận cho phép VietinBank phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất do ngân hàng tự quyết. Phương án này được cho là tạm thời để giải quyết vấn đề vốn của nhà băng này khi hạn chót để áp dụng Basel II từ năm 2020 đã gần kề.

Từ đầu năm, VietinBank công bố phát hành 5.650 tỷ đồng trái phiếu. Trong quý cuối, ngân hàng còn có thể “kêu gọi” gần 4.000 tỷ đồng loại chứng khoán nợ này để bổ sung vốn cấp 2. Thành công của các đợt phát hành trên sẽ là yếu tố quyết định tác động đến kết quả hoạt động và tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng trong năm nay và một vài năm tới, nếu phương án tăng vốn điều lệ vẫn bế tắc.

Một nguồn tin tại NHNN chia sẻ gần đây cho biết hiện chưa có thông tin cụ thể về việc tăng vốn hiện tại của VietinBank.  Tại buổi họp báo quý III, thông tin từ đại diện NHNN cho biết cơ quan này đã phê duyệt đề án tái cơ cấu của 4 ngân hàng quốc doanh. Đồng thời, NHNN cũng đang phối hợp với các bộ ban ngành khác để thực hiện các phương án tăng vốn của ngân hàng mà vẫn đảm bảo duy trì tỷ lệ chi phối. Tuy nhiên, việc làm việc và thương thảo với nhà đầu tư nước ngoài cần thời gian để thực hiện.

Hiện nay việc tăng vốn qua phát hành cho khối ngoại của VietinBank đang bị vướng bởi quy định sở hữu của Nhà nước tại ngân hàng. Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước gặp khó ở việc góp thêm vốn vào ngân hàng, một phương án từng được đề cập là sự tham gia của một cổ đông Nhà nước như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước.

Chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc SCIC, từng cho biết có thể hỗ trợ VietinBank tăng vốn, nếu được lựa chọn tham gia với tư cách cổ đông Nhà nước. Theo đại diện SCIC, nếu VietinBank chọn tăng vốn thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu nhưng ngân sách không bố trí được vốn để tham gia, SCIC có thể "thế chỗ" cổ đông Nhà nước. "Quyết định này vừa đảm bảo VietinBank có thể tăng vốn thành công, vừa phù hợp với định hướng đầu tư của SCIC", ông Thành nói.

Nói về hoạt động đầu tư vào các ngân hàng, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC cũng từng chia sẻ nếu được chấp thuận, VietinBank sẽ là khoản đầu tư tài chính, còn nếu đủ điều kiện trở thành cổ đông lớn sẽ là cơ hội SCIC giúp gia tăng nền tảng quản trị cho ngân hàng.  

Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, lợi nhuận năm 2018 của Vietinbank ‘bốc hơi’ 139 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận thuần của cổ đông ngân hàng Vietinbank giảm 139 tỷ đồng sau kiểm toán, xuống 5.275 tỷ đồng trong năm 2018.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, HoSE: CTG) vừa công bố về việc điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2018 theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Kiem toan Nha nuoc vao cuoc, loi nhuan nam 2018 cua Vietinbank ‘boc hoi’ 139 ty dong