Loạt thực phẩm chức năng bị 'tuýt còi' vì vi phạm quảng cáo

(Vietnamdaily) - Hàng loạt TPCN/TPBVSK bị Cục ATTP cảnh báo sai phạm, quảng cáo không đúng công dụng của sản phẩm, không đúng nội dung cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh...

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) đã và đang được sản xuất, quảng cáo hỗ trợ tăng cường nhiều mặt cho sức khoẻ như: Tiểu đường, huyết áp, tiêu hoá, thần kinh, sinh lý nam, nữ...

Tuy nhiên, chúng lại đang bị các doanh nghiệp kinh doanh lạm dụng quảng cáo như thuốc chữa bệnh, gây hiểu nhầm cho người dùng, làm nhũng loạn thị trường TPBVSK. Nhiều loại TPBVSK bị Cục ATTP (Bộ y tế) cảnh báo, xử phạt, thu hồi quảng cáo, thu hồi sản phẩm...

Sai phạm hàng loạt

Loat thuc pham chuc nang bi 'tuyt coi' vi vi pham quang cao
TPBVSK Medispores Biota “nổ” công dụng sai với nội dung quảng cáo được Cục ATTP cấp phép.

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, nhiều TPBVSK đã bị Cục ATTP cảnh báo, xử lý sai phạm. Ngày 28/4, Cục ATTP phát đi cảnh báo TPBVSK Gluzabet hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường đã quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo, gây nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh, không đúng với nội dung đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận. Sản phẩm do công Ty cổ phần KD-TM Dragon (Hà Nội) chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm.

Tương tự hành vi vi phạm quảng cáo, ngày 21/4, Cục An toàn thực phẩm ban hành Quyết định số 14/QĐ-XPHC xử phạt Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế Taphaco (tên cũ: Công ty cổ phần quốc tế TCG, tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội) số tiền 75.000.000 đồng đối với 02 hành vi: Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh tiểu đường; quảng cáo TPBVSK Nutrizabet không phù hợp với Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.

Loat thuc pham chuc nang bi 'tuyt coi' vi vi pham quang cao-Hinh-2
Sữa Nutrizabet quảng cáo "lố" , Cục ATTP xử phạt 75 triệu đồng và yêu cầu gỡ quảng cáo sai phạm

Cùng với phạt tiền, Cục ATTP buộc Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế Taphaco tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm.

Trước đó, ngày 24/3, Cục ATTP cảnh báo TPBVSK Nutrizabet vi phạm Luật quảng cáo. Đơn vị chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm còn sử dụng hình ảnh các bác sỹ, nghệ sĩ để quảng cáo sản phẩm, như BS Nguyễn Chí Bình, Nguyên trưởng khoa nghiên cứu thuốc bệnh viện Trung ương Việt Nam; PGS TS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, Nghệ sỹ Chí Trung...

Cùng ngày, cơ quan chức năng cũng cảnh cáo TPBVSK Tensicare hỗ trợ giảm biểu hiện tăng huyết áp, do công ty TNHH Nature Origin (Huyện Nhà Bè, TP HCM) công bố, đăng ký nội dung quảng cáo và chịu trách nhiệm sản phẩm đã vi phạm quy định của pháp luật, quảng cáo không đúng công dụng của sản phẩm, không đúng nội dung cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, trong khi thực tế đây chỉ là các thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Loat thuc pham chuc nang bi 'tuyt coi' vi vi pham quang cao-Hinh-3
Nghệ sĩ Chí Trung tham gia quảng cáo cho TPBVSK Nutriabet 

Ngày 16/3, Cục ATTP cảnh báo TPBVSK men vi sinh Medispores Biota do Công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Mỹ An (quận Ba Đình, TP Hà Nội) chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm, người đại diện công ty là bà Lê Thị Huyền, “nổ” công dụng chống ung thư, tiêu diệt vi khuẩn H.pylori, điều trị viêm đại tràng mãn tính, viêm túi thừa.... dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép.

Bên cạnh đó, ngày 16/3, Cục ATTP cảnh báo gần 20 TPBVSK quảng cáo sản phẩm khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm, gồm 9 sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm men vi sinh được quảng cáo duy trì sức khỏe hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột, như: Life-Space Broad Spectrum Probiotic, Life-Space Probiotic Powder For Baby, Life-Space Probiotic Powder For Children, Life-Space Shape B420 Probiotic...

Đồng thời, 9 sản phẩm khác được nhiều trang web như https://nhathuocminhchau.com/; https://www.lazada.vn/products; https://parapharmacy.vn/product... và một số website đang quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật cũng bị cảnh báo.

Ngày 2/3, TPBVSK Phục Thần Đan do công ty TNHH Health Promotion (TP Nam Định, tỉnh Nam Định) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm bị cảnh báo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo, chỉ là TPCN nhưng quảng cáo là “vị thuốc cổ truyền cho bệnh rối loạn thần kinh thực vật”....

Hiểu rõ về TPBVSK để không mắc bẫy

Theo BS Nguyễn Duy Thế, cán bộ Khoa Nhiễm Bệnh viện Quân Y 175, để tránh bị “móc túi” vì tin vào quảng cáo thổi phồng công dụng TPCN, người bệnh cần phân biệt và hiểu rõ giữa thuốc và TPCN. Thuốc là để điều trị, chữa bệnh, bắt buộc bác sĩ phải kê toa, bệnh nhân uống theo chỉ dẫn. Còn TPCN là sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khoẻ ở mức độ bình thường, không phải là thuốc, có thể mua dùng mà không cần kê toa. Hiện thị trường Việt Nam luôn mập mờ giữa TPCN và thuốc.

Loat thuc pham chuc nang bi 'tuyt coi' vi vi pham quang cao-Hinh-4
 Chỉ là viên sủi TPCN nhưng Tensicare được quảng cáo là "thuốc" trị cao huyết áp 

Mặt khác, đối với TPCN thì những thử nghiệm về lâm sàng, thử nghiệm đo lường chính xác sản phẩm không được thực hiện và không được bất kỳ một cơ quan y tế có thẩm quyền nào chấp nhận. Tuy nhiên, đơn vị sản xuất, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm lại quảng cáo sản phẩm theo những tiêu chuẩn đo lường của thuốc.

Ví dụ Vitamin A, E, C, B1, B6… có công dụng chữa bệnh và đều có nghiên cứu khoa học chứng minh. Nhưng khi người ta cho các thành phần trên phối trộn vào TPCN thì sản phẩm TPCN được sản xuất sau phối trộn lại không được nghiên cứu, thử nghiệm rõ ràng. Người bệnh chỉ đọc thông tin thành phần TPCN có các loại vitamin là đẹp da, bổ não... đã được y học chứng minh tốt cho sức khỏe là tin và mua dùng.

Loat thuc pham chuc nang bi 'tuyt coi' vi vi pham quang cao-Hinh-5
Không ít người bệnh tin dùng TPCN, chỉ vì thấy hình ảnh và ý kiến 'khuyên dùng sản phẩm" của các chuyên gia y tế, bác sĩ...  

Cũng từ những thực tế trên, đơn vị sản xuất, phân phối TPCN ra thị trường đã lợi dụng kẽ hở này đánh vào tâm lý của người bệnh, người tiêu dùng, quảng bá sản phẩm với hàng loạt hoạt thành phần liên quan đến thuốc, đã được nghiên cứu chứng minh. Khi đó, TPCN được “thần thánh” hoá công dụng như thuốc, tạo niềm tin tuyệt đối về sản phẩm đối với khách hàng.

“Tác dụng không rõ ràng, nhưng do TPCN sản xuất chứa các thành phần đã được y học nghiên cứu, công bố, chứng minh nên không ai kiện được TPCN là không có tác dụng với sức khỏe con người. Nhưng các thành phần cấu tạo nên TPCN lại không được nền y học hiện đại công nhận. Nó chỉ là “sản phẩm sau phối trộn với những thành phần Tây dược, hoặc Đông dược”, nhưng tuyệt đối không phải là thuốc”, Bs Nguyễn Duy Thế nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia cùng ý kiến, một số cán bộ y tế, nhà khoa học phát biểu quảng cáo cho TPBVSK, đội ngũ này là người có chứng cứ khoa học, nên không thể xử lý theo pháp luật, mà coi đó là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đạo đức chuyên môn.

Bộ Y tế nên khẩn trương siết chặt việc quảng cáo tiếp thị quá “lố” đối với TPBVSK. Làm sao để TPBVSK trong mắt người bệnh chỉ là một loại sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ bình thường. Đồng thời, nghiêm khắc thực hiện quy định không cho bác sĩ kê toa TPBVSK trong đơn điều trị bệnh cho bệnh nhân. Cán bộ y tế, bác sĩ nào khẳng định TPCN tốt, mang lại hiệu quả chữa bệnh thì yêu cầu chứng minh thực tế.

Luật sư Đỗ Ngọc Oánh, đoàn Luật sư TP HCM cho biết, tại khoản 15, Điều 6 Luật Dược 2016, quy định những hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

Điều 23 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông an toàn thực phẩm nêu rõ: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật; Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.

Bên cạnh đó, hành vi quảng cáo gian dối còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 197 Bộ luật hình sự 2015.

Quảng cáo tiêu u xơ tận gốc, TPCN Karuma có sai phạm?

(Vietnamdaily) -Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) Karuma bị người tiêu dùng phản ánh sai phạm khi quảng cáo đa công dụng hơn cả thuốc điều trị bệnh.

Sản phẩm TPBVSK Karuma do Công ty TNHH TM và DV DFA (xóm 7, xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) chịu trách nhiệm về chất lượng và phân phối sản phẩm.

Quang cao tieu u xo tan goc, TPCN Karuma co sai pham?
 Sản phẩm TPBVSK Karuma bị phản ánh quảng cáo sai phạm 

'Hô biến' viên sủi Tensicare thành thuốc điều trị cao huyết áp

(Vietnamdaily) - Viên sủi Tensicare có công dụng hỗ trợ giảm biểu hiện tăng huyết áp, nhưng lại được quảng cáo như thuốc điều trị cao huyết áp.

Cục An toàn thực phẩm đã cảnh báo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Tensicare vi phạm quy định của pháp luật, quảng cáo không đúng công dụng sản phẩm, không đúng nội dung cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, quảng cáo gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh.

'Ho bien' vien sui Tensicare thanh thuoc dieu tri cao huyet ap
TPBVSK Tensicare vi phạm quy định của pháp luật, quảng cáo không đúng nội dung cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận