Loạt yếu tố khả quan, cổ phiếu DCM được khuyến nghị giá mục tiêu tới 46.600 đồng

(Vietnamdaily) - Hưởng lợi từ việc giá phân bón tăng mạnh trong thời gian qua, Agriseco Research đánh giá kết quả kinh doanh của DCM sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong quý 4/2021 và duy trì tích cực cho tới nửa đầu năm 2022.

Ngày 1/12, Chứng khoán Agriseco (Agriseco Research, AGR) ra báo cáo phân tích cổ phiếu DCM của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) với chủ đề lợi nhuận kỳ vọng tăng trưởng mạnh nhờ đà tăng giá Urea.

DCM là doanh nghiệp sản xuất phân bón với sản phẩm chủ lực là phân Urea và phân NPK. Hưởng lợi từ việc giá phân bón tăng mạnh trong thời gian qua, Agriseco Research đánh giá kết quả kinh doanh của DCM sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong quý 4/2021 và duy trì tích cực cho tới nửa đầu năm 2022.

Loat yeu to kha quan, co phieu DCM duoc khuyen nghi gia muc tieu toi 46.600 dong
 

Về tình hình kinh doanh gần đây nhất, 9 tháng 2021, DCM đạt doanh thu 6.333 tỷ đồng, tăng 16,4% so cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 860 tỷ đồng, nhảy vọt 84%, qua đó vượt xa kế hoạch lợi nhuận năm chỉ sau 3 quý.

Kết quả kinh doanh của DCM ghi nhận tích cực bởi giá các loại phân bón đã tăng mạnh kể từ đầu năm, xu hướng này được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung phân bón trên toàn cầu và các chính sách hạn chế xuất khẩu của các quốc gia như Trung Quốc, Nga.

Cụ thể, giá Urea thế giới trung bình trong quý 4/2021 đã tăng hơn 150% so cùng kỳ và tăng 50% kỳ trước. Từ đó, Agriseco Research đánh giá kết quả kinh doanh quý 4/2021 của DCM sẽ có mức tăng trưởng rất ấn tượng ngay cả khi nhà máy Ure Cà Mau có lịch bảo trì trong quý 4 này. Và ngay khi quá trình bảo dưỡng nhà máy hoàn thành, DCM đã tăng tải nhà máy lên 112% công suất để đáp ứng được nhu cầu phân bón cho vụ Đông Xuân

Ngoài ra, nhà máy phân bón NPK với công suất 300.000 tấn/năm của DCM bắt đầu sản xuất thử nghiệm từ T4/2021 và được đưa vào vận hành chính thức từ quý 3/2021, Agriseco Research cho rằng công suất trong năm 2021 sẽ chỉ đạt từ 25-30% và kỳ vọng trong năm 2022 nhà máy có thể vận hành với hiệu suất cao hơn nhiều.

Biên lợi nhuận gộp của DCM trong 9 tháng và quý 3/2021 đã cải thiện lên mức 23% và 32%, tăng so với chỉ 16,5% trong 9 tháng 2020.

Hiện nay lợi nhuận của DCM chưa được phản ánh đầy đủ do doanh nghiệp sử dụng chính sách khấu hao nhanh đối với nhà máy Đạm Cà Mau, chi phí khấu hao lên tới 1.300 tỷ đồng/năm trong khi đối với DPM chỉ là 500 tỷ đồng/năm. Nhà máy Đạm Cà Mau sẽ hết khấu hao trong năm 2023 và kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ được phản ánh chính xác hơn kể từ năm 2024. 

Agriseco Research đánh giá DCM sẽ có mức tăng trưởng ấn tượng và vững chắc trong quý 4/2021 và các quý đầu năm 2022 khi đà tăng giá phân bón tiếp tục hỗ trợ.

Với dự báo lợi nhuận sau thuế 4/2021 tăng trưởng có thể đạt 300% so cùng kỳ và tiếp tục duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm 2022, Agriseco Research khuyến nghị mua với giá mục tiêu 46.600 đồng/cp trong 3 tháng tới, cao hơn tới 21% so mức 38.400 đồng/cp chốt phiên sáng 3/12.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý, DCM có năng lực tài chính mạnh với số dư tiền mặt ròng là 161 triệu USD và tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu là -55,7%, do đó một công ty chứng khoán khác là VCSC cũng dự báo cổ tức tiền mặt của DCM giai đoạn 2021- 2023 là 1.200 đồng/cp (lợi suất 3,5%) và cổ tức tiền mặt giai đoạn 2024-2025 là 2.000 đồng/cp (lợi suất 5,8%).

DCM ước lãi trước thuế 6 tháng 411 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ

(Vietnamdaily) - Tại buổi gặp gỡ các nhà đầu tư ngày 9/7 vừa qua, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) cho biết, lợi nhuận trước thuế 6 tháng ước đạt 411 tỷ đồng, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ.

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2021 được xem là một năm “chưa từng có tiền lệ” trong vòng 10 năm qua khi giá các sản phẩm phân bón nói chung và ure nói riêng có sự tăng đột biến, khó kiểm soát. Nửa đầu năm 2021 việc vận hành nhà máy bị gián đoạn do ảnh hưởng bởi nguồn cấp khí nguyên liệu.

Công suất vận hành nhà máy trong quý 2 đạt trên 110% đủ để bù đắp sản lượng hụt trong quý 1 và đảm bảo nguồn cung dồi dào cho thị trường trong nước, đặc biệt bộ sản phẩm phân bón Cà Mau đa dạng chủng loại đã kịp thời đến tay bà con ngay trong vụ Hè Thu tại ĐBSCL.

Kỳ vọng gì cho doanh nghiệp phân bón thời gian tới?

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Agribank vừa có báo cáo triển vọng ngành phân bón với kỳ vọng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành khả quan trong năm 2021 dù giá phân bón có thể sẽ chững lại đà tăng nóng nhưng tiếp tục duy trì ở mức cao trong phần còn lại của năm 2021 và 2022.

Tới tháng 9/2021, giá tất cả các loại phân bón đều đã tăng rất mạnh kể từ đáy hồi tháng 5/2020, trong đó giá phân DAP tăng 125%, giá phân Urea tăng 121%, giá phân lân tăng 130%.

Đây là nguyên nhân chính giúp các doanh nghiệp phân bón có kết quả kinh doanh rất tốt trong 6 tháng đầu năm. Nổi bật như Đạm Phú Mỹ (DPM) với lợi nhuận sau thuế quý 2/2021 đạt 684 tỷ đồng, tăng 126% so với kế hoạch; Đạm Cà Mau (DCM) lãi 6 tháng 434 tỷ đồng, đã đạt 117% kế hoạch cả năm; Phân bón Bình Điền (BFC) lãi 113 tỷ đồng (tăng gần gấp đôi kế hoạch).