Lời Bác còn đó vang vọng non sông

Tháng 9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm khu di tích Đền Hùng và có cuộc nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong, giao nhiệm vụ trước khi đại đoàn về tiếp quản Thủ đô.

Tháng 9/1954, trên đường từ Đại Từ, Thái Nguyên về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm khu di tích Đền Hùng (núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) và tại đây, 9 giờ sáng ngày 19/9/1954, Người đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong, giao nhiệm vụ cho đại đoàn trước khi về tiếp quản Thủ đô.
Loi Bac con do vang vong non song
 Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ Đại đoàn Quân Tiên phong tại Đền Hùng. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp.
Bác nói, Đền Hùng thờ các vua Hùng. Hùng Vương là người sáng lập ra nước ta, là tổ tiên của dân tộc ta. Ngày xưa các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước....
Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống dựng nước, giữ nước lâu đời và công lao dựng nước của các Vua Hùng thật là to lớn. Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc ngoại xâm vô cùng hung hãn, mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng...
Có thể nói, đây là lần đầu tiên, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta được Bác tổng kết trong câu nói bất hủ đó. Sự khẳng định của Người đã trở thành phương hướng và cơ sở cho các nhà khoa học Việt Nam khi nghiên cứu về thời đại Hùng Vương trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Lời của Bác là tổng kết khoa học về quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta; đó là dựng nước đi liền với giữ nước. Câu nói của Bác có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần đoàn kết, nguồn sức mạnh to lớn chi phối toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử dân tộc; là động lực cổ vũ lớn lao tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Trong những thời điểm nước sôi lửa bỏng, khi quân thù ngang nhiên bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế, vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, thì cả dân tộc Việt Nam lại hướng về biển đảo, nơi lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc đang bị xâm phạm với ý thức trách nhiệm cao nhất, với lòng yêu nước nồng cháy vốn có trong mỗi một con người.
Và không lúc nào hơn lúc này, mỗi con dân đất Việt lại hướng về cội nguồn tiên tổ Hùng Vương với lòng biết ơn sâu sắc nhất. Hào khí của gian san đất nước với lời người xưa còn vọng vang sông núi như sấm truyền cho muôn đời con cháu. Trách nhiệm đối với Tổ quốc, đối với dân tộc hơn lúc nào hết đang nặng lên vai đất mẹ với hơn 90 triệu người Việt Nam, với một niềm tin sắt đá quyết giữ đất này để không hổ thẹn với cha ông.
Hơn lúc nào hết trong hồn thiêng sông núi lại vọng về lời Bác năm xưa “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là khối di sản cực kì to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, như Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư, như Cáo bình Ngô của thời đại mới.
Loi Bac con do vang vong non song-Hinh-2
 Đoàn quân giải phóng hành quân vào Thủ đô qua phố Hàng Đào. Ảnh tư liệu.
Dựng nước phải đi đôi với giữ nước, dựng nước đã khó rồi nhưng giữ nước càng khó hơn. Tiên tổ đã không quản hy sinh gian khổ, đấu tranh, tạo dựng cho ta núi sông hùng vĩ, biển rộng sông dài, hà cớ gì ta không giữ lấy.
Hơn sáu mươi năm qua, lời Bác đúc vào tâm cam của các thế hệ Việt Nam, là lời răn dạy, là lời chỉ bảo, là lời nhắc nhở con dân hôm nay và còn muôn đời con cháu bởi đất nước này, thiên nhiên đã ban tặng cái hữu hình bốn mùa nắng lắm mưa nhiều, thiên nhiên khắc nghiệt và đứng bên bờ sóng luôn bị các thế lực ngoại xâm rình rập.
Lịch sử đòi hỏi dân tộc Việt Nam phải bình tĩnh, gan góc. Với đặc thù là đất nước cận kề với một nước lớn luôn rình rập đe doạ chúng ta, việc giữ nước lúc này không phải là gươm đao, giáo mác. Chúng ta đã chịu nhiều thương đau, nhiều mất mát hy sinh, máu chúng ta đã đổ nhiều rồi cho mảnh đất này nên chúng ta thấu hiểu hơn ai hết giá trị của hoà bình, của độc lập tự do.
Vì thế, chúng ta đã kiên trì đấu tranh bằng phương pháp hoà bình và pháp lý. Chúng ta kiên quyết đấu tranh đòi chủ quyền của dân tộc để đất nước này mãi mãi tươi xanh, đời đời bền vững, để chúng ta không hổ thẹn với non sông, với tiên tổ ngàn đời đang đồng hành cùng chúng ta trên mỗi chặng đường đi tới.
Lời Bác còn đó vọng mãi non sông nhắc chúng ta: Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ biển đảo của Tổ quốc là vô cùng thiêng liêng không thể nào khác được. 

Ảnh độc: Giây phút chuyển giao quyền lực ở HN ngày 10/10/1954

(Kiến Thức) - Bộ ảnh ghi lại cảnh tượng trái ngược trên cầu Long Biên, một bên cầu là lực lượng Pháp thất thểu rút lui, bên kia là đoàn quân Việt Minh hùng dũng tiến vào Hà Nội trong ngày lịch sử 10/10/1954.

Anh doc: Giay phut chuyen giao quyen luc o HN ngay 10/10/1954
Phố Hàng Đào vắng lặng vì lệnh giới nghiêm trước khi bộ đội Việt Minh tiếp quản Thủ đô vào ngày 10/10/1954. Hình ảnh được giới thiệu trên trang Delcampe.fr.
Anh doc: Giay phut chuyen giao quyen luc o HN ngay 10/10/1954-Hinh-2
Lính Pháp lên cầu Long Biên để rút khỏi Hà Nội.

Ảnh độc: Hà Nội vui như hội ngày giải phóng 10/10/1954

(Kiến Thức) - Bầu không khí rộn ràng, phấn khởi ở Hà Nội khi Việt Minh tiếp quản ngày 10/10/1954 đã được phóng viên ảnh của tạp chí Life ghi lại đầy chân thực.

Anh doc: Ha Noi vui nhu hoi ngay giai phong 10/10/1954
Phụ nữ Hà Nội cầm cờ đỏ sao vàng đứng trên đường tàu điện Ngã Tư Sở chào đón bộ đội Việt Minh về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954.

Tin mới