Lợi dụng GS.TS y khoa, TPCN Kim Thần Khang quảng cáo sai luật “bẫy” NTD?

(VietnamDaily) - Được nhiều GS.TS, chuyên gia y tế đầu ngành nhắc đến trên phương tiện truyền thông, TPCN Kim Thần Khang quảng cáo lnhư thuốc điều trị bệnh, đánh lừa người tiêu dùng (NTD).

Theo tìm hiểu của Vietnamdaily, nhiều độc giả cho biết, thực phẩm chức năng Kim Thần Khang đang được quảng cáo như thuốc điều trị bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau nhức mình mẩy, chứ không phải như một thực phẩm chức năng.
Sản phẩm Kim Thần Khang do Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ (Lô A2CN1 - Cụm Công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) sản xuất và được Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - AEROPHA (số 171 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) tiếp thị, phân phối.
Loi dung GS.TS y khoa, TPCN Kim Than Khang quang cao sai luat “bay” NTD?
Kim Thần Khang chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nhưng được quảng cáo thổi phồng như thuốc chữa bệnh.
Giáo sư, Tiến sĩ cũng "ca ngợi" thành phần của Kim Thần Khang!
Nhằm đa chiều thông tin một cách khách quan, PV vào cuộc tìm hiểu và phát hiện hàng loạt website như: https://www.kimthankhang.com.vn, suynhuocthankinh.vn hay một số fanpage trên mạng xã hội facebook đang quảng cáo sản phẩm Kim Thần Khang một cách rầm rộ, với nội dung thổi phồng, gây hiểu sai sự thật.
Không những thế, các website trên còn tung “độc chiêu tâng bốc” thực phẩm chức năng Kim Thần Khang là "sản phẩm đầu tiên trên thị trường có thành phần cao hợp hoan bì - vỏ cây hợp hoan bì. Đây là cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2.000 năm qua" hòng tạo thêm niềm tin “nhử” người tiêu dùng.
Trên website kimthankhang.com.vn đăng dẫn nhiều video của GS.TS, bác sĩ, chuyên gia nổi tiếng chia sẻ, tư vấn sử dụng Kim Thần Khang.
Loi dung GS.TS y khoa, TPCN Kim Than Khang quang cao sai luat “bay” NTD?-Hinh-2
Nhiều video xuất hiện hình ảnh, tên tuổi GS.TS, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành để "nhử" khách hàng. 
Cụ thể, video đăng dẫn hình ảnh và chia sẻ của GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm Khoa Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, có ngôn từ "vô tình" gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng về công dụng của TPCN Kim Thần Khang như thuốc chữa bệnh.
"Rõ ràng trong điều trị, bao giờ người ta cũng điều trị toàn diện và phải phối hợp các loại thuốc với nhau để tăng tác dụng của thuốc lên. Tôi cho rằng, (đây) Kim Thần Khang thì chủ đạo của nó là vị cao hợp hoan bì - vỏ cây hợp hoan bì. Tác dụng chính của hợp hoan bì này thì được nhiều nơi sử dụng và không phải Việt Nam, mà một số nước nữa, để giúp cho tác dụng an thần.
Từ tác dụng an thần đó, giúp cho não phục hồi lại những rối loạn và điều chỉnh các rối loạn và từ đó, sẽ quay trở lại làm việc các tế bào não tiếp tục hoạt động làm việc hiệu quả hơn... Trong thực tế là, tôi thấy rõ ràng có hiệu quả và hiệu quả nhất là hợp hoan bì trong công thức của Kim Thần Khang", GS.TS Nguyễn Văn Thông nói.
Mời độc giả cùng xem video đăng dẫn GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về công dụng của TPCN Kim Thần Khang:
Thử hỏi cách chia sẻ đang nói chung chung về thuốc chữa bệnh thì bỗng dưng "cài" và chuyển chủ đề vào thẳng luôn sản phẩm Kim Thần Khang của GS.TS Nguyễn Văn Thông là có phù hợp, hay đang khiến người tiêu dùng ngộ nhận, hiểu luôn Kim Thần Khang là thuốc???
Tương tự, TS.BSCKII Nguyễn Thị Vân Anh - Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cũng chia sẻ: "Hiện nay, tôi được biết trên thị trường có chế phẩm Kim Thần Khang cũng được chị em rất tin dùng. Chế phẩm này được làm từ các thảo dược..., rất tiện lợi cho chị em sử dụng. Chế phẩm này gồm các vị thuốc, như hợp hoan bì, có tác dụng an thần, giải uất giải trừ lo âu, tăng cường thể lực cho chị em và kết hợp nữa có thêm các vị thuốc: toan táo nhân viện chí là vị thuốc cổ truyền từ xa xưa đến nay ông cha ta dùng chữa chứng bệnh lo âu, mất ngủ. Bên cạnh đó, có ngũ vị tử, hồng táo, vitamin... Tôi tin rằng, khi sử dụng, chị em sẽ cải thiện được lo âu và nâng cao chất lượng cho cuộc sống...
Mời độc giả cùng xem video đăng dẫn TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh nói về công dụng của TPCN Kim Thần Khang:
Không dừng ở đó, ngay mở đầu video mà bà Nguyễn Thị Vân Anh chia sẻ là dòng quảng cáo: "Điều trị chứng rối loạn lo âu ở phụ nữ bằng sản phẩm thảo dược"... hoàn toàn có thể được hiển quảng cáo này "đánh lừa" người tiêu dùng là thuốc và đáng chú ý là  xuyên suốt video không hề có dòng chữ bắt buộc với thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe - là "Đây là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"...
Sử dụng toàn ngôn từ quảng cáo thổi phồng như thuốc chữa bệnh 
Trên website www.kimthankhang.com.vn, người tiêu dùng/độc giả nhanh chóng bị thu hút bởi dòng quảng cáo nổi bật "Kim Thần Khang - Giải pháp đẩy lùi rối loạn lo âu, trầm cảm mất ngủ", rồi sau đó là loạt công dụng của sản phẩm như: "Dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm...", "Tăng cường sức khỏe thần kinh..."...
Loi dung GS.TS y khoa, TPCN Kim Than Khang quang cao sai luat “bay” NTD?-Hinh-3
Tiếp theo, như để thuyết phục khách mua sản phẩm, là dòng quảng cáo "Tại sao nên sử dụng Kim thần khang" với các ngôn từ có cánh: "An toàn: Kim thần khang có nguồn gốc từ thảo dược nên an toàn và lành tính, có thể dùng được cho mọi đối tượng"; "Tác động đa chiều: giảm căng thẳng, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi; tham gia vào quá trình phục hồi chức năng cho tế bào não giúp ổn định và ngăn ngừa tái phát"...
Loi dung GS.TS y khoa, TPCN Kim Than Khang quang cao sai luat “bay” NTD?-Hinh-4
Kim Thần Khang có được quảng cáo như một sản phẩm điều trị?
Qua tra cứu các văn bản pháp luật hiện hành cho thấy: Theo Khoản 4, Điều 5, Nghị định 181/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo cũng nêu rõ: Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Điểm d Khoản 2 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế cũng ghi rõ: Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm.
Như vậy, với việc quảng cáo thổi phồng công dụng TPCN Kim Thần Khang như thuốc chữa bệnh; sử dụng hình ảnh GS.TS, bác sĩ, chuyên gia nổi tiếng để khẳng định TPCN Kim Thần Khang có tác dụng trị bệnh trên website nêu trên... thì vấn đề đặt ra là: các website đó có thuộc quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ và Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu hay không? Nếu thuộc hai công ty này thì  Công ty Âu Coq và Á Âu đang vi phạm các quy định của pháp luật? Trường hợp không phải thì động cơ gì xuất hiện các website trên, phải xử lý như thế nào để ngăn chặn tình trạng quảng cáo thổi phồng, không đúng này?
Kiến Thức tiếp tục thông tin đến độc giả về vụ việc này.
Loi dung GS.TS y khoa, TPCN Kim Than Khang quang cao sai luat “bay” NTD?-Hinh-5
 Sản phẩm Kim Thần Khang chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm Kim Thần Khang chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, nhưng các website đã ngang nhiên vi phạm quy định Luật quảng cáo, nói về công dụng, tác dụng của TPCN Kim Thần Khang như thuốc, gây hiểu lầm cho khách hàng.
“Hãy sử dụng Kim Thần Khang với liều 4-8 viên/ngày để cảm nhận hiệu quả ban đầu chỉ sau vài tuần. Các triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng hồi hộp, lo âu, trầm cảm…, dần được cải thiện sớm, cuộc sống tươi vui sẽ sớm quay trở lại chỉ sau 1 liệu trình sử dụng. Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người. Đặt hàng Kim Thần Khang chính hãng, 220.000 VNĐ/hộp” - là lời quảng cáo dẫn dụ khách hàng mua sản phẩm Kim Thần Khang trên một trong số các website.

MC Quyền Linh “tiếp tay” quảng cáo TPCN Scurma Fizzy là thuốc: Sai phạm như nào?

(VietnamDaily) - "Không phải ngẫu nhiên MC Quyền Linh chọn sản phẩm A, chứ không phải sản phẩm B để chia sẻ. Giữa nghệ sĩ và nhãn hàng Scurma Fizzy có thể có hợp đồng dịch vụ quảng cáo...", LS Diệp Năng Bình nói.

Như Kiến Thức đưa tin nhãn hàng TPCN Scurma Fizzy bắt tay nghệ sĩ - MC Quyền Linh quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Cụ thể, Scurma Fizzy của Công ty Elepharma (số nhà 35, ngõ 57, Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) quảng cáo như thuốc trên hàng loạt website http://www.scurmafizzy.net; http://suicurcumin1.scurmafizzy.com… và thậm chí, "thuê" nghệ sĩ tên tuổi Quyền Linh giới thiệu sản phẩm tới người dùng, khẳng định trắng trợn rằng, Scurma Fizzy là thuốc, sản phẩm này chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ…
MC Quyen Linh “tiep tay” quang cao TPCN Scurma Fizzy la thuoc: Sai pham nhu nao?
 Website http://www.scurmafizzy.net đăng dẫn video Quyền Linh (khoanh đỏ) giới thiệu sản phẩm Scurma Fizzy đến người dùng một cách tin tưởng. Ảnh chụp màn hình.

Có nên tẩy chay TPCN Scurma Fizzy mập mờ, lừa đảo khách hàng?

(VietnamDaily) - TPCN Scurma Fizzy quảng cáo thổi phồng như thuốc đặc trị bệnh đau dạ dày, thậm chí "cài" MC Quyền Linh để thuyết phục khách bị "lừa" mua sản phẩm. Vậy, có nên tẩy chay nhãn hàng này?

Thông tin về TPCN Scurma Fizzy của Công ty Elepharma quảng cáo như thuốc đặc trị bệnh đau dạ dày đang gây xôn xao dư luận những ngày qua. Người tiêu dùng càng bức xúc hơn nhãn hàng này “cài” nghệ sĩ Quyền Linh quảng cáo thổi phồng sản phẩm, trong khi thực tế, đây chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Co nen tay chay TPCN Scurma Fizzy map mo, lua dao khach hang?
Chiến dịch quảng cáo thực phẩm chức năng Scurma Fizz trên facebook khiến dư luận lầm tưởng đây là thuốc đặc trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày. 
Hiện, liên quan loạt bài về Công ty Elepharma quảng cáo TPCN Scurma Fizzy như thuốc mà Kiến Thức đưa tin, các nội dung quảng cáo không đúng sự thật và trái quy định pháp luật quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, gây nhầm lẫn, lừa dối khách hàng, thì nhiều người tiêu dùng đã gửi phản ánh tới Báo, đề nghị Báo lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ người tiêu dùng, thậm chí tất cả còn đặt vấn đề: nên chăng kêu gọi tẩy chay TPCN Scurma Fizzy quảng cáo như thuốc.
Chị Kim Lý (47 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) bức xúc nói: “Những sản phẩm quảng cáo không rõ ràng, gây hiểu lầm như thế này mọi người nên thận trọng. Mọi người cũng thấy rõ, Công ty đưa TPCN Scurma Fizzy ra thị trường đã có dấu hiệu gian dối thế này thì chắc gì công dụng sản phẩm thực sự có hiệu quả”.
Co nen tay chay TPCN Scurma Fizzy map mo, lua dao khach hang?-Hinh-2
 Scurma Fizzy chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, nhưng vẫn được quảng cáo là thuốc chữa bệnh dạ dày. (Ảnh chụp màn hình).
Anh Đoàn Tuấn (33 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Ban đầu xem ở trên facebook tôi cũng lầm tưởng Scurma Fizzy là thuốc đặc trị dạ dày thật, hóa ra đó chỉ là chiêu quảng cáo để lừa mọi người. Thời buổi kinh doanh hiện nay, thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, những kiểu làm ăn gian dối như thế thì nên “tẩy chay” sớm”.

Tương tự, khách hàng Đỗ Thị Tươi (29 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) thẳng thắn đề xuất: “Tốt nhất là "cạch mặt" TPCN Scurma Fizzy là xong. Chúng ta cần sản phẩm thiết thực, chất lượng và rõ ràng, chứ kiểu lấp lửng thực phẩm chức năng nói là thuốc thế thì loại nhanh”.

Anh Huy Thanh (26 tuổi, TP Vinh, Nghệ An) nhìn nhận: “Tại sao TPCN lại đi quảng cáo lừa người tiêu dùng là thuốc, thậm chí còn sử dụng cả nghệ sĩ Quyền Linh quảng cáo sản phẩm nữa? Làm như thế khác gì lừa người. Một hộp Scurma Fizzy bán đâu có rẻ, lên đến mấy trăm nghìn/hộp, tốt nhất chúng ta chọn sản phẩm khác mà sử dụng”.
Mời quý độc giả xem video: MC Quyền Linh giới thiệu TPCN Scurma Fizzy là thuốc trị bệnh đau dạ dày.

Mô tả video

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp doanh nghiệp, tổ chức hoạt động quảng cáo, bán các sản phẩm bảo vệ sức khỏe đến người tiêu dùng không đúng quy định của pháp luật. Đối với những thông tin liên quan đến TPCN Scurma Fizzy của Công ty Elepharma, người tiêu dùng cần thận trọng và cân nhắc khi mua sản phẩm này, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng, nhất là Cục An toàn Thực phẩm, Sở Y tế Hà Nội sớm vào cuộc làm rõ và chấn chỉnh kịp thời.

Điều 8 Luật Quảng cáo ghi rõ: Nghiêm cấm các hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. Như vậy, việc quảng cáo TPCN Scurma Fizzy gây nhầm lẫn là thuốc cho người tiêu dùng là đã vi phạm Luật quảng cáo.

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng VP luật sư Tinh thông Luật, Đoàn LS TP HCM cho biết: “Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Kiến Thức tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc này.