Lời hứa của tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang
Tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang hứa sẽ cố gắng hết mình, toàn tâm toàn ý với công việc, khiêm tốn học hỏi cùng Ban Thường vụ, BCH Đảng bộ thành phố Hải Phòng xây dựng một tập thể lãnh đạo đoàn kết, thống nhất hành động vì sự phát triển.
Hải Ninh
Sáng 4/5, Thành ủy Hải Phòng tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định số 83 của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng cho ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Ông Trần Lưu Quang được điều động, bổ nhiệm thay ông Lê Văn Thành vừa nhận nhiệm vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.
Tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang.
Xây dựng tập thể lãnh đạo đoàn kết, thống nhất hành động vì sự phát triển của Hải Phòng
Phát biểu tại hội nghị, tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang gửi lời cảm ơn trân trọng đến các đồng chí trong Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã nhất trí giao nhiệm vụ mới ở một vùng đất mới với ít nhiều sự tin tưởng và kỳ vọng.
Đồng thời, gửi lời cảm ơn chân thành đến Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành và các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã đồng ý tiếp nhận ông như một người cộng sự, người đồng đội, người đồng chí.
Ông Trần Lưu Quang khẳng định, đây là một niềm vui rất lớn dành cho bản thân, cho gia đình và có lẽ cho cả bà con cô bác ở quê hương và những nơi ông đã từng công tác.
“Niềm vui là lớn, danh dự là có nhưng cảm xúc lớn nhất trong lúc này là suy nghĩ và trách nhiệm của mình làm thế nào để cùng với các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, các ủy viên trong Ban Thường vụ, trong Thường trực Thành ủy tiếp nối cho được truyền thống anh hùng của quê hương đất Cảng, đặc biệt là sự tiếp nối cho được sự phát triển mạnh mẽ ngoạn mục của thành phố Hải Phòng trong suốt những năm tháng vừa qua” – ông Trần Lưu Quang nói.
Tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng hứa sẽ cố gắng hết mình, toàn tâm toàn ý với công việc, khiêm tốn học hỏi để cùng Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng xây dựng một tập thể lãnh đạo đoàn kết nhất trí, thống nhất hành động vì sự phát triển và bình yên của thành phố Hải Phòng.
Đồng thời, thay mặt cho Thành ủy Hải Phòng, ông Trần Lưu Quang cho biết sẽ lãnh hội đầy đủ những ý kiến chỉ đạo sâu sắc của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, lãnh hội những ý kiến tình cảm nhưng đầy tâm huyết và trách nhiệm của Phó Thủ tướng Chính phủ, các ý kiến chỉ đạo sẽ được cụ thể hóa trong chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy.
Tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, động viên chia sẻ cùng tháo gỡ những khó khăn của thành phố Hải Phòng, đây là điều kiện cực kỳ quan trọng để thành phố Hải Phòng tiếp tục có sự phát triển trong thời gian tới.
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ tặng hoa chúc mừng ông Trần Lưu Quang, tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
Niềm tin của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành
Tại Hội nghị, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nêu rõ, ông Trần Lưu Quang là cán bộ lãnh đạo được đào tạo cơ bản, có 3 nhiệm kỳ là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được rèn luyện qua nhiều vị trí công tác khác nhau: năm 2015 là Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2015 - 2020; đến tháng 2/2019 là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020 và tái cử Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025.
Ở cương vị công tác nào, ông Trần Lưu Quang cũng luôn có sự nỗ lực không ngừng, đóng góp cho 2 địa phương mà mình có trách nhiệm là tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
"Thay mặt Bộ Chính trị, tôi xin chúc mừng đồng chí Trần Lưu Quang đã nhận trọng trách mới của Đảng, chúc đồng chí sẽ tiếp nối vững vàng nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Hải Phòng, cùng với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng bộ thành phố đoàn kết phấn đấu, lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 16 và thực hiện thành công NQ 45 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng” – bà Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Đồng thời, nói rằng, bà rất mong Hải Phòng dù chuyển giao người đứng đầu nhưng vẫn tập trung không chỉ phát triển kinh tế đảm bảo xã hội, quốc phòng - an ninh mà còn phòng chống dịch bệnh tiếp tục có hiệu quả".
Tại hội nghị, ông Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng chúc mừng ông Trần Lưu Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, những thành tích mà thành phố Hải Phòng đạt được trong thời gian qua, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương là sự đoàn kết, thống nhất của tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy và sự đóng góp của toàn bộ hệ thống chính trị và Nhân dân thành phố.
>>> Mời độc giả xem thêm video Chân dung 15 bí thư tỉnh, thành được Bộ Chính trị bổ nhiệm:
Ông Lê Văn Thành tiếp tục giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng
(Kiến Thức) - Ông Lê Văn Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy khóa XV, Chủ tịch HĐND thành phố được bầu tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Thành uỷ Hải Phòng khoá XVI.
Chiều 15/10, Đại hội Đảng bộ thành phố họp phiên bế mạc. Tại phiên họp, bà Đào Khánh Hà, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy thay mặt Đoàn Chủ tịch công bố kết quả bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVI và kết quả Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVI. Theo đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI đã bầu 53 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 – 2025. Tại hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã bầu 15 người vào Ban Thường vụ Thành uỷ khóa XVI.
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng khóa XVI đã bầu ông Lê Văn Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy khóa XV, Chủ tịch HĐND thành phố tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Thành uỷ khoá XVI.
(Kiến Thức) - Chỉ trong vòng 2 giờ kêu gọi ủng hộ miền Trung, đã có 130 doanh nghiệp, tổ chức tham gia với số tiền hơn 90 tỷ đồng cùng hơn 200 tấn gạo. Hải Phòng thống nhất hỗ trợ cho các địa phương vùng lũ là 120 tỷ đồng.
Sáng 23/10, Thành ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hải Phòng tổ chức cuộc gặp mặt, phát động cộng đồng doanh nghiệp thành phố chung tay giúp đỡ đồng bào các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
Tại cuộc gặp mặt, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành cho biết, sự ủng hộ, những hành cộng cụ thể từ cộng đồng các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn là những đóng góp ý nghĩa để giúp đỡ đồng bào các tỉnh miền Trung.
Đại biểu Quốc hội Trần Lưu Quang gửi lời xin lỗi đến cử tri vì giải quyết vấn đề Thủ Thiêm chậm trễ. Ông cho biết chính quyền sẽ hoàn thành việc này trước tháng 6/2021.
Chính quyền đô thị là một trong những vấn đề nóng tại buổi tiếp xúc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM với cử tri quận 1, quận 3, quận 4 chiều 20/11. Nhiều cử tri đặt câu hỏi về việc giải quyết các vấn đề Thủ Thiêm trước khi thực hiện chính quyền đô thị, đặc biệt là thành lập thành phố Thủ Đức.
Tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị 1 tiếp xúc cử tri. Ảnh: Thu Hằng.
Bên cạnh đó, trong 17 ý kiến phát biểu tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri cũng đánh giá cao chất lượng của phiên chất vấn tại kỳ họp lần thứ 10 vừa qua vì đã phản ánh đúng những bức xúc của người dân.
Giải quyết dứt điểm vấn đề Thủ Thiêm
Cử tri Nguyễn Hữu Châu (phường 7, quận 3) bày tỏ sự ủng hộ với việc Quốc hội thông qua đề án chính quyền đô thị ở TP.HCM. Dù vậy, ông Châu chia sẻ một số băn khoăn khi đề án này đi vào thực tế.
Thứ nhất, ông Châu nhắc lại đề án chính quyền đô thị của TP.HCM bao gồm việc sáp nhập 3 quận phía đông (quận 2, 9, Thủ Đức) thành TP Thủ Đức. Cử tri cho rằng để thực hiện đề án, bên cạnh việc sáp nhập hệ thống chính quyền, quy hoạch đô thị, thành phố cần giải quyết dứt điểm tồn tại ở khu đô thị mới Thủ Thiêm để bảo đảm lợi ích hợp pháp cho người dân bị giải tỏa.
Thứ hai, cử tri yêu cầu công khai kết quả tổng kết sau 7 năm thí điểm mô hình chính quyền đô thị, bỏ HĐND quận, phường. Ông Châu cũng cho rằng Trung ương nên lấy những kinh nghiệm sau 7 năm thí điểm bỏ HĐND cấp quận, phường tại TP.HCM để áp dụng tại Hà Nội nhằm tránh những lúng túng khi áp dụng mô hình mới.
Thứ ba, ông Châu đề nghị Quốc hội giám sát việc thực hiện chính quyền đô thị nhằm đảm bảo mô hình này đi vào cuộc sống với tinh thần dân là chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
Cử tri Nguyễn Hữu Châu nói về chính quyền đô thị. Ảnh: Thu Hằng.
Cử tri Nguyễn Văn Phú (quận 1) đặt câu hỏi rằng những khiếu kiện, sai sót liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm có được giải quyết trước khi thành lập thành phố Thủ Đức hay không.
Trong khi đó, dù tán thành việc bỏ HĐND cấp phường, cử tri Nguyễn Xuân Cường (quận 3) lại phản đối việc bỏ HĐND cấp quận. Theo ông Cường, HĐND địa phương giống như Quốc hội ở nơi đó, là đơn vị truyền tải ý kiến của người dân đến với chính quyền. Do đó, cử tri bày tỏ nguyện vọng giữ lại HĐND cấp quận.
Giải quyết cơ bản các vấn đề Thủ Thiêm trước tháng 6/2021
Mở đầu bài phát biểu kết luận hội nghị, ông Trần Lưu Quang, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, đề cập đến vấn đề Thủ Thiêm và gửi lời xin lỗi đến cử tri.
"Trước hết là người lãnh đạo có trách nhiệm của thành phố, xin lỗi bà con cô bác, anh chị cử tri vì làm những việc tiếp theo của Thủ Thiêm rất chậm. Nhưng mong bà con cố gắng chờ đợi một thời gian nữa", ông Quang nói. Phó bí thư Thành ủy cho biết Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã có nghị quyết chuyên đề về Thủ Thiêm.
Ông khẳng định chính quyền thành phố đang từng bước xử lý việc đền bù bổ sung cho bà con ở khu vực 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch Thủ Thiêm. Đồng thời, trả lời dứt khoát người dân về việc 5 khu phố 4 phường có nằm trong quy hoạch Thủ Thiêm hay không.
Phó bí thư Thường trực Thành ủy thông tin việc bồi thường cho người dân sẽ được hoàn thành cuối năm nay. Còn những vấn đề còn lại sẽ cơ bản hoàn thành trước tháng 6/2021.
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang trả lời chất vấn cử tri. Ảnh: Thu Hằng.
Ông Quang cho rằng những khúc mắc tại Thủ Thiêm và việc thành lập chính quyền đô thị là 2 vấn đề tách biệt, phải song song thực hiện.
Về mặt lợi ích, ông Quang cho biết mô hình chính quyền đô thị không tổ chức HĐND cấp quận, phường giúp TP.HCM tiết kiệm gần 1.200 tỷ đồng chi thường xuyên trong 5 năm. Bên cạnh đó, các chi phí liên quan đến trụ sở, phương tiện làm việc, hệ thống cơ quan HĐND cấp quận, phường cũng giảm.
Bên cạnh đó, người dân cũng thoải mái hơn khi dịch vụ hành chính công được đơn giản hóa. Nhiều vấn đề chủ tịch UBND có thể trực tiếp giải quyết, không cần đến HĐND.
"Chúng tôi tin tưởng rằng không có HĐND cấp quận, phường, chúng ta vẫn hoạt động tốt. Bà con, doanh nghiệp thoải mái hơn và thành phố sẽ có bước tiến trong thời gian tới", Phó bí thư Thành ủy khẳng định.
Nên để cán bộ nghỉ hưu vững chuyên môn tham gia Quốc hội
Cử tri Lê Minh Số (quận 1) cho rằng Quốc hội cần bổ sung thêm nội dung giám sát kết quả giải quyết vấn đề của từng bộ, ngành sau mỗi kỳ chất vấn. Từ đó, người dân mới thấy được sự thay đổi, cải thiện của các bộ ngành trong hành động thực tế thay vì chỉ qua lời nói.
"Chất vấn một kỳ họp rồi lại đến kỳ họp tới, nhưng người được chất vấn đã giải quyết, xử lý vấn đề thế nào phải báo cáo cho cử tri biết", ông Số yêu cầu.
Bên cạnh đó, ông kiến nghị trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa XV, các đơn vị cần giới thiệu các đại biểu chất lượng ra ứng cử đại biểu Quốc hội, tránh lặp lại một số trường hợp không đóng góp tích cực trong nhiệm kỳ vừa qua. Cử tri đề xuất nên có thêm các cán bộ nghỉ hưu, vững chuyên môn tham gia Quốc hội.