Lời nguyền chết chóc của viên kim cương Hy vọng

Không giống như tên gọi “Hy vọng”, viên kim cương Hope khiến người ta khi nhắc về nó không chỉ là nhắc tới vẻ đẹp mê hồn, mà còn là lời nguyền bí ẩn khiến bất cứ ai sở hữu nó cũng sẽ sớm lìa đời.

 

Từ xa xưa kim cương luôn giành được sự ngưỡng mộ và khao khát của nhân loại, và cũng vì thế những viên đá quý danh giá luôn được bao phủ bởi những huyền thoại thế gian. Với sắc xanh cực kỳ hiếm gặp, viên kim cương có tên Hope, nặng tới 112 carat lúc được tìm thấy, đã trải qua một lịch sử thăng trầm, bị ám ảnh bởi một lời nguyền chết chóc.
Loi nguyen chet choc cua vien kim cuong Hy vong
 Vẻ đẹp ma mị của viên kim cương Hope.
Viên kim cương bị nguyền rủa
Không giống như tên gọi “Hy vọng”, viên kim cương Hope khiến người ta khi nhắc về nó không chỉ là nhắc tới vẻ đẹp mê hồn, mà còn là lời nguyền bí ẩn khiến bất cứ ai sở hữu nó cũng sẽ sớm lìa đời.
Đó là một viên kim cương lớn, nặng khoảng 9,104 gram với màu xanh thẫm của nước biển, tỏa ra một chút ánh sáng lân quang khi được chiếu tia cực tím. Hiện tại Hope đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia ở Washington DC, Mỹ. Tuy nhiên, nguồn gốc và hành trình để nó đến được đây thì là cả một câu chuyện dài và ly kỳ.
Theo truyền thuyết thì kim cương Hope bắt nguồn từ Ấn Độ, nằm trong trán của một bức tượng thần Hindu nổi tiếng, sau đó bị một tên trộm lấy đi. Không may cho hắn, viên kim cương được bảo vệ bởi một lời nguyền mạnh mẽ, tên trộm trải qua cái chết đau đớn. Viên kim cương không rõ bằng cách nào sau này được phát hiện ở mỏ Golconda, từng là một trong những mỏ kim cương ít ỏi trên thế giới, nơi cung cấp những viên lớn nhất. Viên kim cương Hope đã ở đây khi nhà buôn đá quý, nhà thám hiểm người Pháp Jean-Baptiste Tavernier giành được quyền sở hữu nó vào thế kỷ 17. Đó cũng là lúc ông chuốc lấy lời nguyền quái quỷ và ốm nặng không lâu sau.
Tavernier mang viên đá quý từ Ấn Độ về Pháp và bán cho Vua Louis XIV vào năm 1673. Nhưng tai ương vẫn chưa rời bỏ ông. Nhà thám hiểm đột tử không rõ nguyên nhân trong chuyến đi tới Nga, xác ông bị bầy sói xé nát trong rừng. Sau cái chết của Tavernier, nhiều tin đồn dấy lên cho rằng ông đã lấy cắp viên kim cương xanh này bằng cách móc nó ra từ mắt của bức tượng thần Shiva tại Ấn Độ, vì vậy nó sẽ gây tai họa cho bất cứ ai liên quan. Cũng từ sau cái chết của Tavernier, lời nguyền của viên kim cương bắt đầu ứng nghiệm và kéo dài danh sách nạn nhân.
Nạn nhân thứ hai chính là Vua Pháp Louis XIV. Sau khi mua viên kim cương, nhà vua đã cho mài cắt lại nó, hạ size xuống còn 67 carat và gọi báu vật của mình là "Viên Kim cương xanh của Vương miện”. Không lâu sau, nhà vua qua đời do chứng hoại tử và tất cả các con của ông, chỉ ngoại trừ một người, đều chết yểu. Trong thời gian trị vì, một quan cố vấn của nhà vua từng vinh dự được mang viên kim cương, sau đó cũng tự dưng thất sủng và bị cầm tù.
Viên kim cương được được truyền lại cho Vua Pháp Louis XV vào năm 1749. Nhà vua dùng báu vật này gắn lên một chiếc khuyên lớn, được gọi là “Huân chương Hiệp sĩ”. Vua Louis XV dường như thoát khỏi lời nguyền, nhưng những người khác có được viên kim cương Hope sau đó thì không may mắn như vậy.
Cả Vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie Antoinette, những người được thừa kế viên kim cương, đều chết thảm trên đoạn đầu đài trong cuộc Cách mạng Pháp. Công chúa Lambelle bị đám đông đánh tới chết rồi chặt đầu treo trên giáo. Điều trùng hợp là khi còn trong nhung lụa, công chúa thường đeo viên kim cương ám ảnh này.
Kim cương Hope sau đó bị đánh cắp vào năm 1792 và biến mất trong nhiều thập kỷ cho đến khi nó tái xuất hiện đầy bí ẩn vào năm 1812, thuộc sở hữu của một nhà buôn kim cương ở London tên là Daniel Eliason. Viên kim cương này nhỏ hơn một chút so với viên mất tích, nhưng nó vẫn mang sắc xanh trong suốt kỳ lạ đó, và được cho là đã bị mài cắt thêm để che giấu những vết xước.
Nhưng bằng cách nào mà viên đá quý đến được tay Eliason thì vẫn không ai rõ. Sau khi tái xuất, viên kim cương lại tiếp tục chuỗi hành trình tai họa. Đầu tiên, viên đá được Vua Anh George IV mua, sau đó bán lại cho gia đình quý tộc giàu có Henry Philip Hope. Từ thời điểm này, viên kim cương được mang tên Hope, theo họ của nhà quý tộc.
Loi nguyen chet choc cua vien kim cuong Hy vong-Hinh-2
 Họ của nhà quý tộc Henry Philip Hope được đặt cho viên kim cương.
Năm 1887, gia đình Philip Hope phá sản và năm 1901 phải bán lại viên kim cương cho Francis Hope. Người này sau khi sở hữu viên đá đã nướng khối gia tài khổng lồ vào bài bạc, còn người vợ thì bỏ theo nhân tình.
Hành trình gieo rắc xui xẻo của viên kim cương Hope lại tiếp tục khi viên đá được công ty trang sức Sons & Company của nhà buôn trang sức Joseph Frankel ở New York mua lại. Công ty này cũng nhanh chóng rơi vào khó khăn tài chính trong cuộc suy thoái có tên gọi “Cuộc hoảng loạn của các chủ nhà băng” vào năm 1907 và phải bán lại viên đá.
Hope tiếp tục qua tay nhiều người nhưng đều mang tới tai ương, bất hạnh và cái chết ở bất cứ nơi đâu nó đến. Nhà kim hoàn người Hà Lan Wilhelm Fals bị giết hại dã man bởi chính con trai ông; một chủ sở hữu người Hy Lạp tên là Simon Maoncharides đã lao xe khỏi vách đá và chết thảm cùng cả gia đình khi chưa kịp thực hiện ý định gọt giũa lại viên kim cương. Một chủ nhân khác là Jacques Colet thì tự tử, Hoàng tử Nga Ivan Kannitovitsky thì bị sát hại; người vợ lẽ của Vua Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ Abdul Hamid nhận được quà tặng là viên kim cương Hope nhưng đã giết chết chính nhà vua.
Cuối cùng kim cương Hope được nhà kim hoàn danh tiếng người Pháp Pierre Cartier mua. Lúc này nó đã khét tiếng gây ra những cái chết bí ẩn hoặc kết cục bi thảm cho chủ nhân dù người đó là ai.
Cartier quảng bá viên kim cương là một vật báu bị nguyền rủa, và một người mua đã bất ngờ xuất hiện. Đó là tiểu thư Evalyn Walsh McLean, người thừa kế cực kỳ giàu có ở New York, vốn tin rằng cô có quyền lực biến đổi vật báu mang điềm gở thành một viên kim cương may mắn, mang lại danh tiếng và tiền bạc.
Nóng lòng muốn khám phá năng lực mới của bản thân, McLean thường đeo viên kim cương để phô trương khi đi dạo quanh thành phố. Là một tiểu thư khá lập dị và “chịu chơi”, cô thậm chí còn đeo viên kim cương trên cổ chú chó cưng, hoặc giấu nó trong buổi tiệc và tổ chức một cuộc thi tìm kiếm dành cho các khách mời.
Nhưng “quyền lực” rũ bỏ điềm gở của McLean đã thất bại thảm hại, cô sớm đối mặt với lời nguyền khủng khiếp: lần lượt mẹ chồng, người con trai mới 9 tuổi của cô tử vong trong tai nạn xe hơi, con gái nghiện ma túy và chết vì sốc thuốc năm 25 tuổi. Chồng McLean bỏ đi với nhân tình, còn bản thân cô thì cuối cùng phải bán tờ báo Washington Post, rồi chết trong nợ nần chồng chất vào năm 1947.
11 năm sau đó, Hope rơi vào tay một người buôn đá quý tên là Harry Winston. Ông này đã mang viên kim cương đi khắp nước Mỹ từ năm 1949 đến 1953 trước khi tặng lại báu vật cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian ở Washington D.C vào năm 1958. Những tưởng lời nguyền đã kết thúc nhưng James Todd, người vận chuyển viên kim cương đến bảo tàng, vẫn gặp vận rủi khi chân ông bị nghiến nát trong vụ tai nạn xe tải nghiêm trọng xảy ra sau khi giao viên kim cương. Vợ Winston qua đời vì trụy tim và căn nhà ông ở thì bị hỏa hoạn thiêu rụi.
Sau khi viên kim cương nằm yên ổn trong bảo tàng, nó dường như không gây ra thêm rắc rối nào nữa. Viện bảo tàng Smithsonia trưng bày Hope trong bộ sưu tập đá quý quốc gia, và cho tới nay hàng năm vẫn được hàng triệu khách tham quan chiêm ngưỡng.

Nghề “săn” kim cương ở Châu Phi

Ở nơi khoảng 70% người trẻ thất nghiệp, lựa chọn duy nhất của các thanh niên là dùng xô, xẻng để "săn" kim cương ở khu vực sông, hồ và đầm lầy.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi
Sierra Leone là một đất nước từng trải qua 11 năm nội chiến ở Châu Phi và nổi tiếng với các mỏ kim cương. Một số công ty tìm mọi cách khai thác nguồn tài nguyên quý giá này bằng nhiều máy móc hiện đại. Nhiều thanh niên không tìm được việc làm nên tụ tập thành các nhóm và tự khai thác ở những khu vực quanh mỏ kim cương. Ở đất nước có tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ khoảng 70%, đây là một trong những công việc phổ biến nhất. 
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-2
Các nhóm này thường có ba người. Một người múc bùn từ đáy sông, một người giữ cơ thể của người kia nhằm tránh bị nước cuốn trôi, người còn lại đỡ xô bùn và đổ vào máng. Khi máng đầy, họ bắt đầu đãi bùn để tìm kim cương. Những người này thú nhận rất hiếm khi gặp may mắn trong việc tìm kiếm. 
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-3
Sau nhiều giờ ngâm mình dưới nước và luân phiên thay đổi vai trò cho nhau, những người thợ khai thác cũng tìm được một mảnh kim cương. 
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-4
 Những người thợ dành cả ngày ngâm mình dưới sông, thỉnh thoảng họ nghỉ ngơi và luân phiên thay đổi vai trò. Kim cương ngày càng trở nên hiếm hoi, đặc biệt là ở tầng đáy sông nông. Vì vậy, việc dùng sức người để khai thác luôn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-5
 Sierra Leone nằm ở phía tây Châu Phi với địa hình chủ yếu là đồng cỏ và núi, một số đồng bằng ven biển có nhiều đầm lầy, ao hồ. Đây là nơi người dân tập trung khai thác kim cương ở Châu Phi. Do nhiều khó khăn, sản lượng kim cương của đất nước này giảm sút đáng kể trong những năm qua. 80% người dân Sierra Leone tham gia sản xuất nông nghiệp.
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-6
 Một số người có điều kiện sẽ trang bị một cỗ máy hiện đại hơn. Họ múc bùn ở tầng sâu hơn và đưa lên một tấm vải lưới rồi bơm nước vào nhằm làm sạch bùn. Từ đó, những viên kim cương óng ánh sẽ dễ được phát hiện bằng mắt thường hơn. Tuy nhiên, giá của thiết bị này quá đắt đỏ so với thu nhập trung bình của người Sierra Leone, đa phần trong số họ phải dùng xẻng và sàng thủ công với mức giá vài USD.
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-7
 Sau khi phát hiện được viên kim cương, những người thợ vui mừng trở về nhà. Họ đã không tìm được viên kim cương nào suốt một tháng qua.
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-8
Hơn một thập kỷ sau khi cuộc nội chiến khiến hơn 50.000 người chết, Sierra Leone từng một lần nữa gặp thách thức tồi tệ nhất trong lịch sử: Ebola. Năm 2014, dịch bệnh khủng khiếp khiến hàng nghìn người tại đất nước này thiệt mạng. Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, với tỷ lệ người nghèo gần chạm mức 70%. 
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-9
Nhiều năm trước, nội chiến nổ ra ở nhiều nước Châu Phi do các nhóm phiến quân tranh giành ảnh hưởng nhằm khai thác và kiểm soát nguồn kim cương. Người dân Châu Phi từng bị bóc lột vì vấn nạn "kim cương máu" này. Ngày nay, nội chiến đã chấm dứt. Kim cương trở thành hy vọng và nguồn sống chính để trẻ em được tới trường, bệnh viện được xây dựng, cuộc chiến HIV/AIDS được tiếp tục... 
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-10
 Cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm trời đã khiến cuộc sống của người dân Sierra Leone bị ảnh hưởng. Nhà cửa bị tàn phá, người thân thiệt mạng... Điều duy nhất giúp nhiều thanh niên duy trì cuộc sống là cố gắng tìm kiếm những viên kim cương óng ánh nhưng ít ỏi.
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-11
Người thợ mang viên kim cương nhỏ ra chợ bán và kiếm được 35 USD. Anh rất vui mừng vì cho rằng đó là giá cao hơn anh dự tính. Giá kim cương ở đây là 3.200 USD cho 1 carat với 40% tinh khiết. 

Đang tản bộ, nhặt được kim cương nâu lớn nhất 40 năm

Đang đi bộ bên bờ sông thì Kalel nhìn thấy một viên kim cương nâu lấp lánh.

Dang tan bo, nhat duoc kim cuong nau lon nhat 40 nam
 Viên kim cương nâu nặng 7,44 carat vừa được phát hiện ở Mỹ

Một cậu bé 14 tuổi vừa nhặt được viên kim cương nâu vô cùng quý hiếm trong Công viên tiểu bang Arkansas, Mỹ, CNN đưa tin.

Tin mới