Lợi nhuận giảm 99%, FPT Retail chỉ lãi 2 tỷ trong quý I/2023

Quý I/2023, FPT Retail ghi nhận doanh thu gần như đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7.753 tỷ đồng.

Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã: FRT) vừa công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm với diễn biến trái ngược của 2 mảng kinh doanh cốt lõi là chuỗi dược phẩm và chuỗi bán hàng ICT (FPT Shop, bao gồm cả gia dụng).
Trong đó, hệ thống nhà thuốc Long Châu ghi nhận doanh thu nhảy vọt lên 3.284 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ quý I/2022, tương đương mức thu 36,5 tỷ đồng/ngày. Chuỗi dược phẩm này vẫn duy trì tốt tốc độ mở rộng chuỗi cửa hàng cũng như hiệu quả hoạt động trên từng cửa hàng trong giai đoạn đầu năm nay. Đến cuối tháng 3/2023, số lượng nhà thuốc Long Châu có doanh thu được nâng lên đến 1.056 nhà thuốc, với 119 nhà thuốc được mở mới so với đầu năm.
Với số lượng hiện tại, Long Châu đang là hệ thống nhà thuốc lớn nhất cả nước, xếp trên Pharmacity và chuỗi An Khang (của Thế Giới Di Động). Ông lớn bán lẻ này thậm chí vẫn đặt mục tiêu mở mới ít nhất 400 nhà thuốc trong năm nay để nâng tổng số lượng cửa hàng lên 1.400 - 1.500 điểm.
Tại phiên họp đại hội đồng cổ đông vừa qua, Chủ tịch HĐQT FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp cho biết chuỗi Long Châu có mục tiêu rõ ràng là đạt điểm hòa vốn sau 6 tháng hoạt động, do giá bán thấp hơn các chuỗi khác nên chuỗi dược phẩm này cần đạt doanh số 550 – 600 triệu đồng/tháng/cửa hàng mới bắt đầu có lãi.
Trái ngược với mảng kinh doanh dược phẩm đang đi lên, chuỗi FPTShop liên tục chịu ảnh hưởng xấu từ áp lực giảm cầu, sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ dẫn đến FRT đã đưa ra nhiều chính sách giảm giá, khuyến mại nhằm kích cầu cho các sản phẩm điện tử, đặc biệt là sản phẩm Apple. Áp lực nói trên làm doanh thu thị trường chung sụt giảm rất mạnh. Quý 1/2023, chuỗi FPTShop chỉ ghi nhận doanh thu đạt 4.513 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù doanh thu chuỗi FPTShop giảm mạnh nhưng doanh thu online của chuỗi này chỉ giảm 4% so với quý I/2022 và đạt 1.410 tỷ đồng, chiếm 18% tổng doanh thu hợp nhất.
Tính đến hết quý I/2023, hệ thống bán lẻ FPT Shop có 807 cửa hàng; trong đó, số lượng cửa hàng bán đồ gia dụng đạt mốc 424 cửa hàng, tăng 144 cửa hàng so với đầu năm 2023. Riêng Long Châu nâng số lượng nhà thuốc có doanh thu lên đến 1.056 nhà thuốc, mở mới 119 nhà thuốc so với đầu năm.
Loi nhuan giam 99%, FPT Retail chi lai 2 ty trong quy I/2023
Lợi nhuận giảm 99%, FPT Retail chỉ lãi 2 tỷ trong quý I/2023 (ảnh minh họa: Internet). 
Ở góc độ hợp nhất, FRT ghi nhận doanh thu đi ngang trong quý I/2023, đạt 7.753 tỷ đồng. Với những khó khăn kể trên của chuỗi FPTShop, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của FRT đạt vỏn vẹn 2 tỷ đồng, giảm 99% so với cùng kỳ quý I/2022, tương đương với giảm 167 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía doanh nghiệp, nguyên nhân chủ yếu do quý I/2022 nhu cầu tiêu dùng vẫn cao và tăng trưởng ổn định. Trong khi đó, quý I/2023 nhu cầu hàng hoá liên tục giảm mạnh do ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kinh tế và các yếu tố vĩ mô không thuận lợi, lạm phát và lãi suất vẫn đang ở mức cao. Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh trong ngành bán lẻ điện tử đang diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp của công ty giảm 3,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 46,38 tỷ đồng, về 1.186,38 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 67,2%, tương ứng giảm 33,93 tỷ đồng, về 16,54 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 58%, tương ứng tăng thêm 31,72 tỷ đồng, lên 86,38 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 9%, tương ứng tăng thêm 92,51 tỷ đồng, lên 1.118,52 tỷ đồng
Được biết, trong năm 2023, FPT Retail đặt kế hoạch kinh doanh tổng doanh thu đạt 34.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 240 tỷ đồng, lần lượt tăng 13% và giảm 51% so với cùng kỳ. Như vậy, kết thúc quý I/2023, công ty chỉ hoàn thành 23% kế hoạch doanh thu và còn cách rất xa kế hoạch lợi nhuận năm. Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản FPT Retail giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 9.440 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 6.303 tỷ đồng, chiếm 67% tổng tài sản. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm nhẹ so với đầu năm. Đáng chú ý, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh 79% còn 235 tỷ đồng.

FPT và Giấc mơ thế kỷ

Nếu mọi việc diễn ra đúng như dự kiến thì từ năm 2018, FPT sẽ không hợp nhất doanh thu từ mảng phân phối và bán lẻ vào doanh thu của toàn tập đoàn nữa.

Ngày 11/08/2017, FPT ra thông báo về việc thoái 30% FPT Retail cho 2 quỹ ngoại lớn nhất tại Việt Nam, tiến tới giảm sở hữu tại FPT Retail xuống dưới 50%. Quá trình đàm phán cho việc tái cơ cấu tương tự đối với mảng phân phối (FPT Trading) cũng đang đi tới giai đoạn cuối cùng với một đối tác chiến lược từ Đài Loan (có doanh thu toàn cầu từ phân phối trên 30 tỷ đô la). Nếu mọi việc diễn ra đúng như dự kiến thì từ năm 2018, FPT sẽ không hợp nhất doanh thu từ mảng phân phối và bán lẻ vào doanh thu của toàn tập đoàn nữa.

FPT Retail báo lãi quý 1 lao dốc 37% do đâu?

(Kiến Thức) - Chi phí bán hàng cùng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 25% và 55% khiến lãi ròng mà FPT Retail giảm 43%, đạt 37 tỷ đồng.
 

Trong quý 1/2020, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HoSE: FRT) báo doanh thu thuần tăng nhẹ 2% lên 4.093 tỷ đồng. Biên lãi gộp cải thiện từ 11,9% lên 13,8% tương ứng lợi nhuận gộp 564 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Nhờ lãi tiền gửi, tiền cho vay nên doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh 146% lên hơn 23 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính cũng tăng 49% lên 52 tỷ đồng chủ yếu là chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá.

Tin mới