Lợi nhuận và tồn kho BSR, PVOil và Petrolimex như nào mà lãnh đạo 'than' khó?

(Vietnamdaily) - So với cùng kỳ, cả BSR, PVOil và Petrolimex đã lật ngược thế cờ từ lỗ sang lãi sau 6 tháng. Song tồn kho đều tăng cao, nhưng tiền mặt cũng rất rủng rỉnh. 

Đề xuất tăng cường tiêu thụ sản phẩm xăng dầu và đảm bảo cân đối cung cầu
Ngày 12/8, ông Lê Xuân Huyên, Phó Tổng giám đốc PVN cho biết do dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ khiến nhu cầu đi lại, tiêu thụ xăng dầu tại thị trường nội địa giảm sâu, tồn kho xăng dầu tăng cao tại cả kho của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và kho của 2 Nhà máy lọc dầu trong nước.
Tương tự, ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó Tổng giám đốc Petrolimex cũng cho biết tình hình kinh doanh các sản phẩm xăng dầu của Petrolimex sụt giảm nghiêm trọng. 
Cụ thể, sản lượng tiêu thụ mặt hàng Xăng E5 RON92 và Dầu DO 0.05% bằng khoảng 50% so với bình quân cùng thời điểm tháng 6 năm 2021; mặt hàng Xăng RON95 bằng khoảng 30% so với bình quân cùng thời điểm tháng 6 năm 2021 và tiếp tục giảm nếu các địa phương kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Tình hình sụt giảm tiêu thụ xăng dầu của thị trường nội địa khiến Petrolimex buộc phải hạn chế tiếp nhận xăng dầu từ các Nhà máy lọc dầu, dừng nhập khẩu các mặt hàng mà 2 Nhà máy lọc dầu trong nước sản xuất được do tồn kho tăng cao.

Trước những khó khăn nêu trên, đại diện PVN, 2 Nhà máy lọc dầu và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tiêu thụ sản phẩm xăng dầu thành phẩm sản xuất trong nước cũng như đảm bảo cân đối cung cầu.

Vậy thực tế các doanh nghiệp xăng dầu này hiện đang lãi lỗ và tồn kho như thế nào trong thời gian qua?

Loi nhuan va ton kho BSR, PVOil va Petrolimex nhu nao ma lanh dao 'than' kho?
Doanh nghiệp xăng dầu này hiện đang lãi lỗ và tồn kho như thế nào trong thời gian qua?

6 tháng 2021 Petrolimex, BSR và PVOil đã có lãi trở lại, tồn kho tăng cao

Theo báo cáo tài chính gần nhất, tại thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX) tăng thêm hơn 7.000 tỷ đồng lên mức 68.380 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt và gửi ngân hàng lên tới hơn 18.000 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn khách hàng tăng gần 4.000 tỷ lên 11.221 tỷ đồng.

Còn hàng tồn kho, đúng như lãnh đạo Petrolimex nói, đã tăng thêm hơn 3.000 tỷ lên 12.448 tỷ đồng.

Cũng đáng lưu ý, trong cơ cấu vốn, Petrolimex vẫn còn ghi nhận vay nợ tài chính hơn 15.666 tỷ đồng; còn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lên gần 3.000 tỷ đồng nhờ báo lãi 6 tháng hơn 2.000 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ lỗ nặng 816 tỷ đồng).

Do ảnh hưởng của các khoản phải thu và hàng tồn kho cũng như các khoản điều chỉnh khác, Petrolimex vẫn ghi nhận lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm tới 2.166 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 2.899 tỷ đồng.

Hay lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng chuyển từ dương của cùng kỳ sang âm nặng 3.219 tỷ đồng do tăng tiền chi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác. 

Hiện PVN đang nắm giữ 80,52% vốn PVOil và 92,12% vốn BSR.

Trong đó, đối với CTCP Lọc hoá Dầu Bình Sơn (BSR), hàng tồn kho chiếm 17,5% tổng tài sản với 11.207 tỷ đồng (tăng hơn 2.800 tỷ đồng), trong khi tiền mặt và gửi ngân hàng cũng ghi nhận tới gần 17.400 tỷ đồng.

BSR vay nợ tài chính ngân hàng cũng không nhỏ với 12.832 tỷ đồng. Tình hình kinh doanh 6 tháng qua cũng rất khả quan với mức lãi tới 3.543 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ khủng 4.236 tỷ đồng.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trở lại dương 3.832 tỷ đồng sau khi âm nặng trong cùng kỳ. Tương tự Petrolimex, BSR cũng ghi nhận lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 2.579 tỷ do chi mạnh cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác. 

Còn với Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil, OIL), mặc dù cũng là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, song hàng tồn kho chỉ ở mức 2.383 tỷ đồng, tăng thêm 556 tỷ đồng so đầu kỳ, tương ứng chỉ chiếm gần 10% tổng tài sản.

Còn tiền mặt và gửi ngân hàng mức khá cao với 8.730 tỷ đồng. Trong khi PVOil vay nợ tài chính không quá nhiều như hai đơn vị trên với gần 5.000 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ so đầu kỳ.

Lợi nhuận sau thuế 6 tháng 2021 của PVOil cũng rất khả quan với 359 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 241 tỷ đồng. Dù vậy, do ảnh hưởng của các năm trước, PVOil vẫn đang có lỗ luỹ kế 562 tỷ đồng. 

Giá dầu lao dốc cộng thêm COVID-19, PVOil đưa ra kịch bản xấu nhất giảm hơn 30% kế hoạch

(Vietnamdaily) - Năm 2020, PVOil đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế tăng 14% lên con số 376 tỷ đồng dựa trên giá dầu thô 60 USD/thùng. Tuy nhiên thực tế giá dầu đã rớt 70% xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua và dịch COVID-19 khiến PVOil phải đặt ra kịch bản xấu nhất là giảm hơn 30% so với kế hoạch.

Kế hoạch 2020 lãi 376 tỷ đồng dựa trên giá dầu tới 60 USD/thùng

Theo Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil, UPCoM: OIL), năm 2020, giá dầu thô và xăng dầu dự báo tiếp tục diễn biến khó lường, phụ thuộc vào các yếu tố địa chính trị trên thế giới. Chỉ trong một thời gian ngắn, do tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, giá dầu thô liên tục lao đốc, giảm khoảng 70% so với thời điểm đầu năm, xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. 

BSR ước lãi 3.311 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của BSR ước đạt 3.311 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch năm 2021.

Thông tin vừa được CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) công bố, doanh thu 6 tháng đầu năm ước đạt hơn 50.020 tỷ đồng, thực hiện 71% kế hoạch cả năm 2021.