Lôi ra ánh sáng siêu tàu hậu cần mới của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Khả năng cao Trung Quốc đang gấp rút đóng tàu hậu cần cỡ 30.000 tấn để phục vụ chiến đấu cho biên đội tàu sân bay Liêu Ninh.

Tạp chí Jane’s đưa tin, nhà máy đóng tàu quốc tế Quảng Châu (GSI) đang dần hoàn thiện tàu hậu cần cỡ lớn cho Hải quân Trung Quốc. Dựa trên những bức ảnh chụp khu vực cầu cảng của GSI cho thấy tàu hậu cần trên đã được hạ thủy.
Được biết tàu hậu cần lớn nhất của Trung Quốc hiện nay là các tàu thuộc lớp Type 903/Fuchi (4 chiếc đang phục vụ). Hai tàu đầu tiên được Trung Quốc đưa vào trang bị vào năm 2004, và hai tàu còn lại được đưa vào biên chế vào năm 2013. Tuy nhiên hai tàu tiếp theo lại là biến thể nâng cấp Type 903A với lượng giãn nước lên tới 23.000 tấn.
Hình ảnh chụp chiếc tàu hận cần đang được hoàn thiện tại nhà máy đóng tàu quốc tế Quảng Châu.
Hình ảnh chụp chiếc tàu hận cần đang được hoàn thiện tại nhà máy đóng tàu quốc tế Quảng Châu.
Trong thời gian gần đây, Hải quân Trung Quốc đang tăng dần qui mô của các đội tàu hậu cần của mình, với việc đưa vào trang bị hàng loạt tàu mới có trọng tải lớn và có thể hoạt động dài ngày trên biển. Điều này càng chứng tỏ tham vọng vươn ra biển lớn của Hải quân Trung Quốc, nhất là khi khả năng năng hậu cần trên biển của Trung Quốc luôn bị đánh giá thua xa các nước cường quốc hải quân.
Nhiều khả năng chiếc tàu hậu cần đang được GSI hoàn thiện là biến thể của tàu hậu cần lớp Type 904A/Danyao có lượng giãn nước 15.000 tấn. Chiếc Type 904 đầu tiên của Hải quân Trung Quốc có tên là Fuxianhu (888) và được bàn giao vào năm 2007. Trước đó vào năm 2012, Hải quân Trung Quốc từng thông báo rằng, tàu Fuxianhu được thiết kế để có thể thực hiện nhiệm vụ vận chuyển binh lính và cung cấp hậu cầu cho khu vực các quần đảo mà nước này đang chiếm giữ tại khu vực Biển Đông.
Cả hai tàu hậu cần Type 904A/Danyao đều được trang bị hệ thống cần trục lớn để có thể triển khai các tàu đổ bộ cỡ nhỏ và vận chuyển hàng hóa vào đất liền. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự các tàu thuộc lớp Type 904 không giống như các tàu hận cần thông thường, chúng được thiết kế để hoạt động tại các khu vực có vùng nước nông xung quanh các khu vực đảo san hô trên Biển Đông. Các tàu trên sẽ là cơ sở giúp cho Trung Quốc xây dựng và mở rộng các căn cứ của mình tại các vùng biển tranh chấp.
Tàu hậu cần thuộc lớp Type 904/Danyao mang số hiệu Fuxianhu (888) của Hải quân Trung Quốc.
 Tàu hậu cần thuộc lớp Type 904/Danyao mang số hiệu Fuxianhu (888) của Hải quân Trung Quốc.
Tàu hậu cần Fuxianhu còn được trang bị một hải pháo 37mm nòng kép được bố trí phía trước và phía sau thân tàu. Dựa trên hình ảnh có được còn tàu mới mà GSI đang đóng còn được trang bị thêm nhà chứa và sàn đáp cho máy bay trực thăng, trong khi đó tàu Fuxianhu (888) chỉ được thiết kế chỉ với 1 sàn đáp dành cho trực thăng.
Đánh giá của Jane’s
Mặc dù tàu hậu cần Fuxianhu được đưa vào trang bị cho Hải quân Trung Quốc, nhưng nó chuyển giao cho lực lượng kiểm ngư Trung Quốc trong một khoảng thời gian ngắn. Lý do của việc chuyển giao trên hiện vẫn chưa được tiết lộ, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy Trung Quốc đang sử dụng các tàu quân sự dưới cái mác tàu dân sự để thực hiện các âm mưu của nước này trong các vùng biển tranh chấp với các quốc gia láng giềng.
Tuy nhiên chiếc tàu hậu cần tiếp theo thuộc lớp Type 904A chắc chắn sẽ được trang bị cho Hải quân Trung Quốc, một phần là vì thiết kế của nó. Với việc triển khai các tàu hải quân cỡ lớn có khả năng mang theo nhiều các máy bay trực thăng, sẽ giúp tăng khả năng hoạt động của Trung Quốc trên các vùng biển.
Khả năng tiếp tế hậu cần trên biển của Trung Quốc vẫn còn kém xa so với Mỹ.
 Khả năng tiếp tế hậu cần trên biển của Trung Quốc vẫn còn kém xa so với Mỹ.
Những hình ảnh đầu tiên xuất hiện của phiên bản nâng cấp Type 904 có nhiều khả năng lượng giãn nước của tàu này sẽ rất lớn lên tới 30.000 và có thể sẽ được trang bị cho biên đội tàu sân bay. Khi mà tàu sân bay duy nhất là Liêu Ninh lại hoạt động bằng động cơ đẩy thông thường và cần được bổ sung hậu cần liên tục khi hoạt động trên biển.
Bên cạnh đó tàu hậu cần phục vụ cho biên đội tàu sân bay cũng đòi hỏi phải có đủ khả năng cung ứng đầy đủ cho tàu sân bay và đội tàu hộ tống của nó. Nhưng hiện tại các tàu hậu cần của Trung Quốc vẫn chưa đủ khả năng thực hiện việc này và nếu có được thì chỉ có thể giới hạn tại các vùng biển nằm trong phạm vi nhất định.

Hùng vĩ 42 tàu chiến duyệt binh trên Thái Bình Dương

(Kiến Thức) - 42 tàu chiến và tàu ngầm của 15 quốc gia có màn xếp đội hình hoành tráng chưa từng thấy trên biển Thái Bình Dương.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất hành tinh Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2014).
 Đây là hoạt động trong khuôn khổ tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất hành tinh Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2014). 

Mổ xẻ tàu tiếp tế trong mơ của dân Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tàu tiếp tế tổng hợp trong giấc mơ của dân mạng Trung Quốc có lượng giãn nước 55.000 tấn, dài 251m, rộng 32m.

Những năm gần đây, tốc độ phát triển trang bị của Hải quân Trung Quốc tăng nhanh, nhiều tàu chiến mặt nước được được vào sử dụng như tàu sân bay Liêu Ninh, tàu khu trục Type 052D, Hải quân Trung Quốc cũng đang tiến ra “nước xanh”, điều này đặt ra yêu cầu mới đối với lực lượng tiếp tế trên biển của nước này.
 Những năm gần đây, tốc độ phát triển trang bị của Hải quân Trung Quốc tăng nhanh, nhiều tàu chiến mặt nước được được vào sử dụng như tàu sân bay Liêu Ninh, tàu khu trục Type 052D, Hải quân Trung Quốc cũng đang tiến ra “nước xanh”, điều này đặt ra yêu cầu mới đối với lực lượng tiếp tế trên biển của nước này. 

Tin mới