Lợi thế bất ngờ của Su-57 khiến tiêm kích F-16 “đứng hình”

Tiêm kích Su-57 của Nga có rất nhiều lợi thế, khiến máy bay chiến đấu F-16 và máy bay trinh sát cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C) Saab 340B của Ukraine khó bắt kịp

Một số kênh Telegram quân sự-kỹ thuật của Nga vừa công bố video ghi lại cảnh máy bay chiến đấu đa năng Su-57 thế hệ thứ 5 của nước này bay ở độ cao thấp ngay sau khi cất cánh từ sân bay của Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, để thực hiện một cuộc tấn công chính xác vào một trong những vị trí chiến lược quan trọng của Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Loi the bat ngo cua Su-57 khien tiem kich F-16 “dung hinh”

Tiêm kích Su-57 của Nga. Ảnh: Getty

Nga được cho là đã triển khai máy bay chiến đấu Su-57 trong chiến dịch quân sự đặc biệt vào nửa đầu năm 2022. Ở thời điểm đó, các phi hành đoàn của Nga đã sử dụng phương tiện này trong những hoạt động cục bộ để tấn công radar tầm xa 36D6 (ST-68UM), tổ hợp trinh sát điện tử Kolchuga-M và trang thiết bị quan trọng khác của Ukraine, cũng như trong các hoạt động liên quan đến kỹ thuật vô tuyến hay trinh sát tại các khu vực ưu tiên.

Ngoài ra, trong một số tình huống chiến đấu, các phi công Su-57 có thể thử nghiệm hệ thống radar cảnh báo sớm L-150 Pastel, hệ thống radarmảng pha quét điện tử chủ động N036 Belka hay các mô-đun quan sát bên rìa N036B-1−01L/B cùng loại, nhưng có công suất nhỏ hơn và mức độ phát hiện hiệu quả hơn.

Với sự trợ giúp của hệ thống radar L-150, Nga đã phát hiện và nhận dạng thiết bị radar của lực lượng vũ trang Ukraine, dựa trên bức xạ, trong đó có radar chiếu sáng 30H6 của tổ hợp tên lửa S-300PS, cũng như radar 9C35M1 của hệ thống Buk-M1, cũng như nhiều phương tiện khác.

“Chúng tôi đã có thể thử nghiệm khả năng phát hiện các đoàn xe cơ giới lớn của Lực lượng vũ trang Ukraine ở khoảng cách lên tới 150 km và các bệ phóng MLRS đơn ở khoảng cách lên tới 70-80 km”, một thành viên của phi hành đoàn Su-57 cho biết.

Ngoài ra, khi hoạt động riêng lẻ, các phi hành đoàn của máy bay Su-57 có thể trao đổi thông tin về tình hình trên không và trên bộ, cũng như thông tin về mục tiêu thông qua các kênh an toàn của hệ thống K-DlI, vốn là một phần của tổ hợp thông tin liên lạc K-111-N.

Bên cạnh đó, Su-57 cũng có hệ thống phát hiện tên lửa tấn công, thông qua 6 cảm biến tia cực tím 101KS-U phân bổ trên thân máy bay. Các cảm biến này có khả năng phát hiện tên lửa phòng không, tên lửa chống radar, tên lửa hành trình, cũng như máy bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương nhờ bức xạ cực tím phát ra khi động cơ tên lửa và động cơ phản lực của chúng hoạt động, sau đó chỉ định mục tiêu và cung cấp thông tin cho hệ thống ngắm quang điện tử 101KS-B và radar Belka. Phi công Su-57 sau đó có thể đánh chặn bằng tên lửa K77/Product-180 hoặc R-37M. Tuy vậy, phạm vi phát hiện của radar Belka sẽ phụ thuộc vào bề mặt phản xạ của các phương tiện mà đối phương triển khai.

Trong video do TC "Military Informant" công bố, máy bay Su-57 đã gây bất ngờ khi bay ở độ cao thấp. Phân tích video này, một số nhà quan sát cho biết, Su-57 đã mang theo tên lửa chiến thuật đa năng Kh X-59MK2 đặt tại các giá treo dưới cánh ở bên ngoài. Tên lửa có tầm bay lên tới 290 km, trang bị đầu đạn xuyên hoặc chùm nặng tới 310 kg. Tên lửa này, ở phiên bản mới nhất, có vẻ ngoài khác biệt so với hầu hết các tên lửa không đối đất cổ điển, do thân hình vuông. Thông thường, nó được đặt trong khoang kín của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57. Giải pháp kỹ thuật như vậy cho phép tạo ra đầu đạn mạnh hơn.

Việc bố trí vũ khí, tên lửa và bom ở các khoang vũ khí bên trong máy bay giúp giảm tối thiểu tiết diện radar, khiến radar của đối phương khó phát hiện máy bay hơn.

Nếu Su-57 mang tên lửa Kh-59MK2 bên trong khoang vũ khí, thì tiết diện phản xạ radar của nó sẽ là 0,2 m2. Trong trường hợp này, máy bay trinh sát cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C) Saab 340B mà Ukraine tiếp nhận từ phương Tây sẽ gặp khó khăn khi phát hiện mục tiêu.

Trái lại, khi Su-57 mang tên lửa Kh-59MK2 treo dưới cánh bên ngoài sẽ làm tăng dưới tiết diện phản xạ của máy bay lên từ 1 đến 1,3m2, khiến nó khó phát huy tầm bắn tối đa của tên lửa X-59MK2. 

Nhiều người đặt câu hỏi liệu việc máy bay Su-57 mang theo tên lửa treo bên ngoài có cần thiết hay không khi điều này không tương thích với chiến thuật hiện đại trong việc sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Giới phân tích cho rằng, ngay cả khi Ukraine triển khai chiến đấu cơ F-16 hoặc máy bay trinh sát cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C) Saab 340B, thì việc vận hành Su-57 mang vũ khí đặt ở giá treo bên ngoài vẫn có tính khả thi bởi trong bất cứ tình huống nào, F-16AM cũng không thể phát hiện Su-57 ở khoảng cách từ 75 đến 80 km.

Đối với máy bay Saab 340 do Thụy Điển sản xuất, để phát hiện Su-57 trước khi trước khi tên lửa Kh-59MK2 được phóng đi, Saab sẽ phải tiếp cận ranh giới trên không giữa Nga và Ukraine với khoảng cách từ 50 đến 100km, nhằm quan sát sâu nhất vào không phận Nga. Trong tình huống như vậy, Saab 340 sẽ ngay lập tức nằm trong phạm vi ngắm bắn của các hệ thống phòng không Nga như S-300V4, S-350A Vityaz và S-400 hoặc máy bay đánh chặn MiG-31BM.

Do đó, chiến lược của Không quân Nga không áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với phi hành đoàn Su-57 liên quan đến việc sử dụng tên lửa đặt ở các cụm treo dưới cánh ngoài.

Nga cũng bắt đầu sử dụng song song máy bay ném bom tàng hình Su-57 với máy bay không người lái S-70 Okhotnik-B trong môi trường chiến đấu. Máy bay chiến đấu không người lái hạng nặng Okhotnik-B có khả năng truyền thông tin đến phi công Su-57 từ radar trên không và hệ thống trinh sát điện tử.

Trong khi đó, phi công Su-57 có thể cung cấp cho Okhotnik-B những mục tiêu trên mặt đất để tấn công. Trong tương lai, Okhotnik-B có thể sẽ tham gia các trận không chiến tầm xa với đối phương, với sự điều chỉnh của phi công Su-57.

Su-57 Nga có thể mang theo và điều khiển UAV kiểu ‘bầy đàn’

Một tính năng mới được phát triển trên loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nga, điều này giúp tăng khả năng tấn công các mục tiêu và giảm thiểu được tổn thất cho quân đội Nga.

Su-57 Nga co the mang theo va dieu khien UAV kieu ‘bay dan’
Theo Military View, quân đội Nga đã phát triển một loại UAV nhỏ được tích hợp vào tiêm kích tàng hình Su-57. Theo đó, máy bay chiến đấu này có thể mang các UAV nhỏ này ở bên trong, phóng và điều khiển chúng xâm nhập mạng lưới phòng không của đối phương hiệu quả hơn. 

Khi nào chiến đấu cơ Su-57 sẽ chính thức tham chiến ở Ukraine?

Nếu Ukraine đưa chiến đấu cơ F-16 vào sử dụng, thì Không quân Nga sẽ chính thức đưa chiến đấu cơ tàng hình Su-57 vào chiến đấu tại chiến trường Ukraine.

Khi nao chien dau co Su-57 se chinh thuc tham chien o Ukraine?

Su-57 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên của Không quân Nga, được phát triển bởi Cục thiết kế Sukhoi và được thiết kế để đối phó với môi trường chiến tranh ngày càng phức tạp và các máy bay chiến đấu tiên tiến của các nước khác. Su-57 cũng được định vị là chiến đấu cơ chủ lực trong tương lai của Không quân Nga.

Tin mới