Lợn rừng khiến báo hoa mai “hít bụi” khi so kè tốc độ
(Kiến Thức) - Là thú săn mồi được ca tụng bởi tốc độ vượt trội của mình, thế nhưng báo hoa mai lại thất bại trong cuộc đua với lợn rừng, đành phải câm nín, khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc.
Kiều Dụ (TH)
Nổi tiếng với tốc độ vượt trội, những con báo hoa mai thường chạy với tốc độ hơn 58km/h và tốc độ tối đa của chúng có thể lên tới 90km/h nếu địa hình thuận lợi.
Thế nhưng, sự nhanh nhẹn của báo hoa mai không phải lúc nào cũng giúp chúng đi săn thành công.
Đã từng có trường hợp, báo hoa mai bị con mồi cho "hít bụi" khi đua tốc độ, điển hình như trường hợp của lần đi săn lợn rừng dưới đây.
Mời quý vị xem video: Công nghệ phù phép lợn nái thành lợn rừng. Nguồn video: VTV1
Mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ, chọn nơi ẩn nấp chu đáo, kiên nhẫn chờ thời cơ chín muồi, tấn công dứt khoát thế nhưng cuối cùng, báo hoa mai vẫn để cho con lợn rừng chạy thoát ngay trước mắt mình một cách ngoạn mục và đầy ngạo nghễ.
Sau khi để vuột mất con mồi trong gang tấc, báo hoa mai dường như không thể tin vào sự thật, nó "chết lặng", đứng im như tượng và hoài nghi về tốc độ mà con lợn rừng đã sử dụng.
Có lẽ sự chênh lệch đến từ việc báo đốm chạy để săn mồi còn lợn rừng chạy vì sự sống còn của mình. Cùng là chạy thế nhưng mục đích khác nhau, vì thế con lợn rừng đã làm nên kỳ tích, cho báo hoa mai "hít bụi" đầy bất ngờ.
Tuy nhiên, không chỉ biết chạy trốn, những con lợn rừng dũng mãnh cũng từng được ghi nhận là dám điên cuồng tấn công, rượt đuổi báo hoa mai, báo đốm và các mãnh thú họ mèo lớn khác khi chúng bị đẩy vào đường cùng.
Trong hai trường hợp hiếm hoi, lợn rừng cũng được báo cáo là đã giết một con hổ nhỏ và một con hổ cái để tự vệ.
(Kiến Thức) - Con lợn khổng lồ nặng gần 700kg, dài 2,1m, cao 1,05m ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc được phong là "Vua lợn" năm 2017.
Mới đây, cuộc thi để chọn ra ngôi vị "Vua lợn" đã diễn ra ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Trong đó một con lợn khổng lồ nặng tới hơn 680kg, cao 1,05m, dài 2,1m đã giành giải quán quân.
Tuy nhiên do là lợn cái nên nó được gọi là "Nữ hoàng lợn".
Mặc dù đoạt giải quán quân nhưng nữ hoàng lợn chẳng mấy hứng thú. Hơn nữa tính tình hào phóng, thân thiện nên khi bị một cô gái trẻ đẹp cưỡi lên, con lợn vẫn không phản kháng.
Khi được chụp ảnh, nữ hoàng lợn còn rất hợp tác, không mảy may khó chịu.
Được biết, để nuôi được con lợn có trọng lượng khủng này, chủ sở hữu phải cung cấp những loại thức ăn tốt nhất, chế độ chăm sóc cũng khác so với lợn thương phẩm. Đặc biệt, quá trình nuôi không hề ngắn, ròng rã suốt ba năm trời.
Ông Trương, chủ sở hữu của nữ hoàng lợn cho biết thêm, con lợn này thuộc giống lợn Khang Bối đã lai tạo, nuôi suốt ba năm. Ngoại trừ việc tham ăn, sức ăn cũng rất lớn thì tính tình của nó rất dịu ngoan.
Theo hiểu biết của ông Trương, tại Hồ Nam cũng có một con vua lợn khổng lồ, 5 tuổi, nặng tới gần 950kg. Hiện nay, con lợn cái của ông nuôi được 3 năm nhưng cũng đã gần 700kg, tương lai rất có khả năng sẽ phá kỷ lục.
Được biết, nhờ có cuộc thi vua lợn này, các hộ chăn nuôi trở nên hào hứng hơn, cũng chăm chút hơn, đầu tư nghiêm túc hơn cho những con lợn có tiềm năng của mình.
Trong ảnh là những con lợn tiềm năng được nuôi riêng trong một khu vực.
Chế độ ăn của chúng cũng khác, nhiều hơn, chất lượng hơn. Đời sống cũng được quan tâm khác biệt.
Khám phá giống lợn sóc thuần, phổ biến ở Tây Nguyên
(Kiến Thức) - Giống lợn sóc là một giống lợn có tầm vóc nhỏ được người dân đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên nuôi thả tự do xung quanh nhà. Loài lợn này có thể nuôi con mà không cần đến sự can thiệp của con người.
Giống lợn sóc là một giống lợn thuần được nuôi phổ biến trong khu vực buôn làng đồng bào vùng Tây Nguyên như Êđê, Gia-rai, Bana, Mơnông. Ảnh caytrongvatnuoi.
Lợn sóc phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Gia Lai, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kon Tum. Ảnh wasi.
Lợn sóc còn có tên gọi khác là lợn Đê, heo Đê, heo sóc. Đây là giống lợn đã được người dân địa phương nuôi từ rất lâu đời. Ảnh wasi.
Lợn sóc có lưng cong bụng ỏng, nhìn hình dáng giống lợn ỉn, tầm vóc nhỏ, da màu mun đốm, lông dày. Ảnh wasi.
Lợn sóc có khả năng tự làm tổ và đẻ con, nuôi con mà không cần đến sự can thiệp của con người. Ảnh wasi
Lợn sóc tự kiếm thức ăn trên các loại địa hình khác nhau, chúng tìm được gì thì ăn nấy. Ảnh wikipedia.
Dù có tầm vóc nhỏ nhưng lợn sóc đi lại bằng móng rất nhanh nhẹn. Ảnh wasi.
Mời quý vị xem video: Những động vật nguy hiểm nhất vùng rừng Amazon