Lớp học đặc biệt, nơi học tiếng Anh chưa bao giờ là quá muộn
Đều đặn mỗi thứ 7 hàng tuần, lớp học tiếng Anh nằm trong khu tập thể cũ tại phố Nguyễn Công Hoan (quận Ba Đình, Hà Nội) đều mở cửa đón những học viên đặc biệt.
Trường Hân
Đây là lớp học hoàn toàn miễn phí để dạy ngoại ngữ cho người cao tuổi. Được thành lập từ năm 2019 bởi Tiến sĩ, Thượng tọa Thích Chân Quang, lớp học gồm 12 học viên, người lớn tuổi nhất đã gần 90 tuổi, ít tuổi nhất cũng phải 60.
Các buổi học được mở tại nhà riêng của bà Nguyễn Thị Thắng (72 tuổi), cũng là một học viên của lớp. Bà Thắng quyết định dành một phòng nhỏ trong nhà để tổ chức lớp học. Với bà, việc tham gia lớp học không chỉ là cơ hội để biết thêm một ngoại ngữ, mà còn giúp bà cải thiện trí nhớ. Giờ đây, bà Thắng đã có thể nhớ được hàng trăm từ vựng và đọc được các biển hiệu tiếng Anh.
Ảnh: Trường Hân
Khó khăn lớn nhất của người lớn tuổi khi học ngoại ngữ nằm ở việc phát âm và học thuộc từ vựng. Vì khả năng ghi nhớ không còn tốt, để học được một từ mới cũng phải mất vài tiếng. Họ cũng gặp trở ngại trong việc phát âm do khẩu hình cứng dẫn đến phát âm không chuẩn. Không hề nặng lòng vì những thử thách, các cụ ông cụ bà vẫn cố gắng kiên trì học tập.
Bà Nguyễn Thị Thanh Đà (83 tuổi) nhớ lại những buổi học với cảm xúc "vừa khó vừa sợ". Mới đầu bà cũng gặp nhiều khó khăn trong phát âm và ghi nhớ từ vựng do tuổi đã cao, học trước quên sau. "Nhờ cô giáo nhiệt tình nên tôi có động lực học tập, dần dần tôi không còn sợ nữa mà đã tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh", bà Đà chia sẻ.
Căn phòng học chỉ rộng chưa đầy 20m2 lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười và niềm vui. Ở trên, cô giáo kiên nhẫn giảng giải từng câu từ. Ở dưới, các học viên chăm chú nghe giảng và ghi chép.
Ảnh: Trường Hân
Giáo viên đứng lớp là chị Phùng Hải Yến (31 tuổi), hiện đang là nhân viên văn phòng. Cách đây 5 năm, chị Yến biết tới lớp học qua một vài người bạn và tình nguyện dạy không lương vì “có duyên với các cụ”. Tinh thần học tập không ngừng nghỉ của các cụ khiến cho chị Yến rất khâm phục và quyết định gắn bó với lớp đến giờ.
Động lực giúp chị Yến duy trì công việc chính là tình cảm và sự chăm chỉ của các "học trò". Những ngày đầu đi dạy, chị Yến rất lo lắng vì các cụ lớn tuổi hơn chị rất nhiều. Nhưng những học viên cao tuổi này luôn dành sự kính trọng cho cô giáo và nỗ lực học tập không ngừng nghỉ khiến chị rất khâm phục. Dần dần, khoảng cách tuổi tác đã không còn là điều gây khó khăn cho chị Yến.
Dạy ngoại ngữ cho đối tượng học viên đặc biệt đòi hỏi chị Yến cần phải có sự kiên trì. “Tôi luôn phải chậm rãi dạy các cụ từng bước một. Nếu người trẻ chỉ mất 5-10 phút để có thể học từ vựng mới, thì đối với các cụ mình phải dành cả một buổi học để giảng là chuyện rất bình thường”, chị Yến bộc bạch.
Dù không nhận được bất kỳ đồng lương nào khi trở thành cô giáo, nhưng đổi lại chị Yến nhận được rất nhiều thứ khó có thể đong đếm được. Trước hết, đó là cơ hội được lắng nghe những kinh nghiệm quý báu từ các cụ. Và điều quan trọng nhất chị nhận được từ các cụ là tinh thần học hỏi không ngừng bất chấp tuổi tác.
Gần 5 năm theo học, ông Nguyễn Xuân Thu (75 tuổi) đã có thể trò chuyện đơn giản với các cháu mình bằng tiếng Anh. Gia đình cũng rất ủng hộ khi biết ông tham gia lớp học này. Theo ông Thu, điều quan trọng nhất ông có được từ lớp học là truyền được cảm hứng cho con cháu về tinh thần học tập.
“Never too old to learn English” (chưa bao giờ là quá muộn để học tiếng Anh”) là tinh thần mà những học viên ở đây luôn có. Khi nhiều người cho rằng tuổi già là lúc để nghỉ ngơi thì những cụ già vẫn miệt mài đèn sách vì tình yêu với ngoại ngữ. Với họ, học tiếng Anh không chỉ là niềm yêu thích, đó còn là cách để họ chứng minh rằng việc học chưa bao giờ là muộn.
>>> Mời độc giả xem thêm video Mục sở thị “lớp học bán trú” cho người cao tuổi tại Hà Nội:
Tháp Bút - Đài Nghiên- vẻ đẹp thăng trầm của lịch sử
Đến với Hà Nội ngàn năm văn hiến, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều kiệt tác kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Trong số đó, Tháp Bút - Đài Nghiên...
Tháp Bút và Đài Nghiên là khối kiến trúc thuộc khu di tích đền Ngọc Sơn, Hà Nội. Những công trình kiến trúc tinh tế này đưa du khách đến một thế giới của vẻ đẹp kiến trúc và sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật và lịch sử.
Tháp Bút và Đài Nghiên là những công trình kiến trúc tinh tế tại Hồ Gươm, Hà Nội, đưa ta đến một thế giới của vẻ đẹp kiến trúc và sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật và lịch sử.
Theo sử chép, hai công trình này được án sát Hà Nội đương nhiệm Đặng Huy Tá và án sát nghỉ hưu Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng năm 1865 dưới thời vua Tự Đức. Tháp Bút được xây dựng trên nền một ngọn núi có tên là Núi Độc Tôn. Tương truyền, chúa Trịnh Doanh sau khi đánh thắng giặc đã cho lính đắp núi Độc Tôn và lập đàn tế tại đây. Về sau, Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng ngọn Tháp trên núi này với nguyện vọng “Núi biểu trưng cho chiến công, tháp tượng trưng cho văn hóa, tháp được nhờ núi mà cao thêm, núi nhờ tháp mà được truyền mãi”.
Tháp Bút nằm ở phía ngoài lối vào của Đền Ngọc Sơn. Ngọn núi Độc Tôn nơi dựng tháp là một núi đá xếp có đường kính 12m, cao 4m. Tháp Bút có dạng hình vuông gồm năm tầng. Đỉnh Tháp là một ngòi bút lông dựng ngược chỉ lên trời, cả cán và ngòi bút cao 0.9m. Tổng cộng chiều cao của công trình tháp bút là 28m, tại ba tầng giữa tháp có khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” bằng chữ Hán – có nghĩa là “Viết lên trời xanh”, thể hiện hào khí ngút trời của những bậc sĩ phu thời xưa.
Trong di tích đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên – Tháp Bút trở thành những biểu tượng đặc sắc, là minh chứng rõ ràng cho sự giao thoa tinh tế giữa triết lý, nghệ thuật và lịch sử.
Dựng tóc gáy với ảnh phóng đại loài gấu nước - "sinh vật bất tử”
Sinh vật này có thể sống sót trong môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái Đất mà không hề sợ hãi.
Gấu nước hay Tardigrada là một sinh vật có 8 chân, kích thước trung bình khoảng 0,5 mm nên chỉ nhìn được dưới kính hiển vi.
Gấu nước sinh sản bằng cách đẻ trứng, con non nở ra đã có đầy đủ tế bào của con trưởng thành và sinh trưởng bằng cách phân chia tế bào.
Loài vật nhỏ bé này nổi tiếng nhờ khả năng thích nghi với mọi bề mặt môi trường: núi băng tuyết, đáy biển sâu, cát, đất, đá… trong những môi trường sống khắc nghiệt nhất.
Khi những loài khác không thể tồn tại thì gấu nước vẫn sinh sôi nảy nở. Thậm chí chúng có thể sống sót khi tiếp xúc với hóa chất độc hại cực cao và cả không gian ngoài Trái đất.
Ở nhiệt độ khắc nghiệt của gấu nước cũng được hưởng lợi từ cơ chế sửa chữa DNA mạnh mẽ của chúng. Khi DNA của tế bào bị hư hỏng, tardigrades có thể nhanh chóng sửa chữa các lỗi trong DNA và tránh chết tế bào.
Trong điều kiện khô cằn, tardigrades ngủ đông. Dưới áp lực cực lớn, tardigrades sử dụng cấu trúc cơ thể dẻo dai của mình để chống lại tác động của áp lực bên ngoài.
Có khả năng sống rất lớn nhưng sinh vật này lại di chuyển rất chậm. Tốc độ di chuyển của chúng còn chậm hơn cả ốc sên nhưng chúng lại có mặt ở mọi nơi trên Trái đất.
Mặc dù vài loài sinh sản đơn tính, cả gấu nước đực và cái đều phổ biến, cả hai đều có một tuyến sinh dục đơn trên ruột. Gấu nước đẻ trứng, và thường thì thụ tinh ngoài. Số ít loài thụ tinh trong, trong hầu hết trường hợp trứng được để lại để tự phát triển.
Trứng nở sau không hơn 14 ngày, với con non đã có đầy đủ số tế bào của con trưởng thành. Sự lớn lên vì vậy là nhờ sự lớn lên của tế bào hơn là phân chia tế bào.
Mời quý độc giả xem video:“Cười ngất” với hành động “làm nũng lầy lội” của gấu trúc con
'Người phù phép' gốc tre thành những tác phẩm nghệ thuật
Những gốc tre khô khốc, xù xì tưởng như chỉ làm củi đun, thế nhưng dưới đôi bàn tay của nghệ nhân Huỳnh Văn Đỏ ở TP. Hội An (Quảng Nam) đã 'biến' gốc tre trở lên có hồn thành những tác phẩm nghệ thuật.
Nghệ nhân Huynh Văn Đỏ bắt đầu với công việc là thợ chạm khắc gỗ ở làng mộc Kim Bồng khi còn trẻ, tình cờ trong cơn lũ lịch sử năm 1999, lúc dọn dẹp tránh lũ, anh nhặt được gốc tre trôi theo dòng nước lũ.
Nhặt gốc tre ấy về, anh mày mò đục đẽo, khắc chạm trên gốc tre ấy như bản năng nghề. Hơn 30 năm theo nghề, đến nay nghệ nhân Đỏ đã cho ra đời nhiều tuyệt phẩm, thậm chí mỗi một tác phẩm thăng hoa, nhập tâm như đến độ đang "lên đồng".
Cũng chính vì thế, anh được gắn với biệt danh "Đỏ tre" trong giới điêu khắc. Hiện nay nghệ nhân điêu khắc gốc tre Huỳnh Phương Đỏ sống và làm việc ở TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Anh được coi là "cha đẻ", tiên phong với nghệ thuật điêu khắc, sáng tạo, thổi hồn vào những gốc tre tưởng chừng vô tri để biến thành các tác phẩm điêu khắc thủ công mỹ nghệ giàu tính thẩm mỹ.
Cũng chính vì thế, anh được gắn với biệt danh "Đỏ tre" trong giới điêu khắc. Hiện nay nghệ nhân điêu khắc gốc tre Huỳnh Phương Đỏ sống và làm việc ở TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Anh được coi là "cha đẻ", tiên phong với nghệ thuật điêu khắc, sáng tạo, thổi hồn vào những gốc tre tưởng chừng vô tri để biến thành các tác phẩm điêu khắc thủ công mỹ nghệ giàu tính thẩm mỹ.
Mới đây, trong chương trình “Sắc thái văn hóa Hội An” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, TP. Hà Nội nghệ nhân Huỳnh Văn Đỏ khiến du khách Thủ đô cuốn hút bởi đôi bàn tay chạm khắc điêu luyện cùng với cách trình diễn vô cùng bắt mắt.
Đủ các tư thế đứng, ngồi, quỳ… cùng với những động tác vô cùng chính xác và tinh xảo nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ chỉ trong thời gian ngắn đã biến những gốc tre khô khốc, xù xì thành những tác phẩm nghệ thuật với những gương mặt, chân dung bộc lộ đủ mọi cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố.
Chia sẻ với PV, nghệ nhân Huỳnh Văn Đỏ cho biết: “Mỗi tác phẩm là một lần tôi cảm nhận, chiêm nghiệm và đặt tâm huyết vào để tạc, chính vì thế mỗi tác phẩm là một chân dung khác biệt, độc đáo, thể hiện chân thật nhất những gì mà tôi cảm nhận được về nhân vật".
Chỉ trong vòng 1-2 giờ đồng hồ nghệ nhân Huỳnh Văn Đỏ đã “phù phép” những gốc tre khô cằn cỗi, bỏ đi thành những tác phẩm điêu khắc sống động, giàu tính thẩm mỹ.
Vừa tỉ mẩn đẽo gọt, cặm cụi chặm trổ gốc tre, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ chia sẻ về nghề: Để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh bằng gốc tre cần thực hiện khá nhiều công đoạn phức tạp. Trong đó phải thường xuyên đi đến nhiều vùng quê khảo sát, đặt mua các gốc tre để tạc tượng.
Theo kinh nghiệm dân gian và thực tế làm nghề của ông, tre mọc ở vùng đất cát thì rễ dài, gai nhiều, tre mọc ở vùng đất thịt hoặc đất sét thì rễ ngắn, cứng cáp. Khi đào gốc tre xong thì phải xử lý, bảo quản theo phương pháp dân gian truyền lại như gốc tre đem về được tách tạo dáng, ngâm bùn khoảng 9 tháng rồi làm sạch, phơi nắng tầm 10 ngày để cứng hơn, tránh mối mọt.
Thường nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ thành phố Hội An hay lựa chọn những ông Phật, Thần trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là Tam Đa: Phúc - Lộc - Thọ, những vị phật mang ý nghĩa giàu sang, may mắn, trường thọ trong văn hóa phương Đông. Một tác phẩm từ gốc tre có giá ở mức 200 nghìn - 1 triệu đồng tùy theo độ cầu kỳ, kích thước.