LPBank dự kiến tổ chức Đại hội vào tháng 4

(Vietnamdaily) - ĐHĐCĐ dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 4/2024. Thời gian và địa điểm tổ chức cụ thể sẽ được thông báo trong Thông báo mời họp hoặc các công bố thông tin trên website của LPBank.

HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, LPB) công bố Kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.

Cụ thể, ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông, nhóm cổ đông đề cử ứng viên bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ IV và tham dự họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 là ngày 15/2/2024.

ĐHĐCĐ dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 4/2024. Thời gian và địa điểm tổ chức cụ thể sẽ được thông báo trong Thông báo mời họp hoặc các công bố thông tin trên website của LPBank.

LPBank công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2023 với lợi nhuận vượt 7.000 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với năm trước. Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của LPBank đạt hơn 382.953 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Hoạt động huy động vốn thị trường 1 đạt 285.342 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng đạt 39.686 tỷ đồng với tỷ lệ 16,83%.

LPBank du kien to chuc Dai hoi vao thang 4
 
Chứng khoán VCSC dự báo LPB sẽ tăng cường trích lập dự phòng trong năm 2024. Chi phí dự phòng trong 9 tháng đầu năm 2023 (9T 20223) giảm 31,3% YoY trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, một phần do ngân hàng sử dụng bộ đệm dự phòng, thể hiện qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017, ở mức 68% vào quý 3/2023.

VCSC kỳ vọng ngân hàng sẽ tiếp tục sử dụng bộ đệm dự phòng trong quý 4/2023 để giảm áp lực trích lập dự phòng và sẽ bắt đầu tăng cường bộ đệm dự phòng trong năm 2024.

VCSC dự báo thu nhập phí ròng sẽ giảm mạnh 29,8% YoY trong năm 2024 do bị ảnh hưởng bởi mức cơ sở cao được ghi nhận trong năm 2023. Dự đoán mức cơ sở cao này đến từ việc ghi nhận một phần phí bancassurance trả trước trong quý 4/2023. Dự báo lợi nhuận từ giao dịch ngoại hối năm 2024 sẽ giảm từ mức cơ sở cao trong năm 2023.

LPBank sắp chi 1.400 tỷ mua lại trái phiếu trước hạn

(Vietnamdaily) - LPBank dự kiến mua lại gần 1.400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn dù trước đó đã chi 4.100 tỷ mua lại 4 lô trái phiếu.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, LPB) vừa công bố thông tin về phương án mua lại trước hạn trái phiếu.

Theo đó, ngày 2/1 tới, ngân hàng sẽ chi hơn 1.385 tỷ đồng mua lại toàn bộ lô trái phiếu mã LPB121035 đang lưu hành. Lô trái phiếu này được phát hành ngày 30/12/2021 có kỳ hạn 7 năm, lãi suất kỳ tính lãi thứ 2 là 9,3%/năm.

Nguồn mua lại đến từ nguồn thu nợ gốc/lãi của các khoản vay được tài trợ vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu và thu từ các hoạt động kinh doanh khác, từ nguồn vốn tự tích lũy và các nguồn vốn hợp phát khác của LPBank.

Trước đó, trong tháng 7 vừa qua, LPBank cũng đã chi hơn 4.100 tỷ đồng để mua lại 4 lô trái phiếu trước hạn.

LPBank sap chi 1.400 ty mua lai trai phieu truoc han
 LPBank tiếp tục chi tiền nghìn tỷ mua lại trái phiếu trước hạn.

Ngày càng nhiều ngân hàng ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn. Trong báo cáo mới đây về thị trường trái phiếu quý 2/2023, VNDirect cho biết, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được mua lại trước hạn trong quý 2/2023 đạt hơn 62.535 tỷ đồng, tăng 76,8% so quý trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ. Tốc độ mua lại TPDN trước hạn có xu hướng tăng mạnh kể từ tháng 5.

Theo Thông tư 03 của NHNN, từ ngày 24/4 đến 31/12, các ngân hàng được phép mua lại ngay TPDN đã bán mà không phải chờ tới 12 tháng.

Theo các chuyên gia kinh tế, Thông tư 03 sẽ cho phép các ngân hàng chủ động, linh hoạt mua lại trái phiếu của nhà đầu tư cá nhân, qua đó tăng tính thanh khoản cho thị trường, giảm áp lực đáo hạn trái phiếu, cũng là cách để tăng vai trò tạo lập thị trường của ngân hàng.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cho rằng, quy định trên có ý nghĩa nhiều nhất với các tổ chức tín dụng trong bối cảnh áp lực mua lại trái phiếu thời gian vừa qua khi nhà đầu tư yêu cầu tất toán trước hạn. Điều này sẽ tháo gỡ áp lực mà một số tổ chức tín dụng đang gặp phải do trước đó đã phân phối cho nhà đầu tư trong khi Tổ chức phát hành gặp khó khăn về dòng tiền và không thể mua lại.

LPBank mạnh tay lập dự phòng năm 2024, cổ phiếu sẽ thế nào?

(Vietnamdaily) - VCSC dự báo LPBank sẽ tăng cường trích lập dự phòng trong năm 2024, trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, một phần do ngân hàng sử dụng bộ đệm dự phòng.

Kể từ khi ông Nguyễn Đức Thụy đảm nhận vai trò Chủ tịch ngân hàng vào cuối năm 2022, LPB đã có những thay đổi đáng kể về cơ cấu hoạt động. Ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao so với các ngân hàng khác, tập trung chủ yếu vào các công ty đầu tư BĐS và ngành xây dựng.

Trên thực tế, tỷ lệ cho vay của LPB dành cho các ngành trên đã tăng từ 11,1% cuối năm 2021 lên 20,6% vào cuối năm 2022 và 31,6% vào giữa năm 2023. Chứng khoán VietCap (VCSC) diễn biến này có thể là do nhờ vào kinh nghiệm chuyên môn của chủ tịch trong các ngành này. Ngoài ra, vào tháng 10/2023, LPB đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Hưng Thịnh và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.