“Lúa ma” chỉ sống vùng ngập nước

(Kiến Thức) - Lúa trời hay còn gọi là "lúa ma" hiện được lưu giữ và bảo tồn tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) với diện tích hơn 800ha.

Hỏi: Giống “lúa trời”, “lúa ma” là lúa gì, có thể trồng được ở những vùng nào? - Trần Thanh Hương (Điện Biên).
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
ThS Trần Phương Liên, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Lúa trời hay còn gọi là "lúa ma" hiện được lưu giữ và bảo tồn tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) với diện tích hơn 800ha. Giống lúa trời thường trổ bông vào tháng 10 và bắt đầu chín rộ vào tháng 11, tháng 12. Bông lúa trời hạt chín với vỏ trấu màu vàng đen, có chiếc đuôi dài. Giống lúa này mỗi lần chỉ chín vài hạt chứ không chín cả bông như những giống lúa khác. 
Lúa trời chín vào mùa nước nổi nên muốn thu hoạch phải dùng xuồng và người dân khi thu hoạch chỉ dùng cây để đập. Lúa trời cũng là loại lúa chịu phèn tốt, vượt nước rất tốt, có thể vượt nước có độ sâu 3 - 5m, chúng chỉ sống vùng ngập nước, tồn tại được trong vùng nước dữ. 

Hạt lúa ngày nay có khác với lúa cổ?

- Hỏi: Hạt lúa bây giờ có gì khác với hạt lúa cách đây hàng nghìn năm?       
Trần Văn Khải (Thái Bình).

 
PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa, Trường Đại học Nông nghiệp I cho biết:
Tất cả các giống lúa ngày nay phải có sự biến đổi kiểu hình cho phù hợp với điều kiện thời tiết. Mỗi cây lúa có 44.500 gen, các tính trạng biểu hiện cũng khác như về màu sắc, hương vị, kích thước hạt lúa, chiều cao, độ cứng của cây...

Giải mã thành công gen lúa cổ Việt Nam

(Kiến Thức) - Việc giải mã thành công gen lúa cổ của Việt Nam sẽ mở đường cho việc ra đời các giống lúa mới năng suất cao, chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt...

Giống lúa kháng bệnh, dẻo thơm
"Giải mã gen một số giống lúa bản địa của Việt Nam" là Dự án trong khuôn khổ Chương trình hợp tác quốc tế về KH&CN giữa Bộ KH&CN với Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Sự sống và Công nghệ sinh học của Vương quốc Anh. Dự án được thực hiện trong thời gian 30 tháng, từ tháng 1/2011 - 6/2013. Việc giải mã hoàn chỉnh hệ gen cây lúa mở ra hướng nghiên cứu về genome học và ứng dụng tin sinh học để khai thác trình tự genome (hệ gen) phục vụ công tác nghiên cứu và chọn tạo giống lúa. 

Tin mới